CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Việt Nam trong những năm gần đây đã dần trở thành thị trường hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài từ nhiều lĩnh vực khác nhau như vận tải, du lịch… Trong đó có nhiều quy định hiện hành mà doanh nghiệp cần quan tâm để đảm bảo việc phát triển và kinh doanh.

Theo Luật Đầu tư 2020 quy định, có 5 hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hợp đồng BCC và Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Với hình thức này, nhà đầu tư của nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam cần đáp ứng được các điều kiện tại điều 9 Luật Đầu tư 2020 về tiếp câhn thị trường đối với nhà đầu tư của nước ngoài như sau:

a, Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư của nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b, Hình thức đầu tư;

c, Phạm bi hoạt động đầu tư;

d, Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ, Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyể của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ  và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam là thành viên.

dau-tu-nuoc-ngoai-01

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Ở trường hợp này, Luật đầu tư 2020 quy định đối với việc nhà đầu tư của nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng được có điều kiện, quy định sau:

a, Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư của nước ngoài;

b, Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c, Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền ử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển;

Ngoài ra, cần lưu ý về thủ tục của Nhà đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế ở Luật đầu tư 2020 đã có thay đổi so với 2014.

Thực hiện dự án đầu tư đầu tư của nước ngoài

Theo quy định mới nhất, tổ chức kinh tế phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện và thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư của nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hợp đồng BCC nếu tổ chức đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 23 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

a, Có nhà đầu tư của nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b, Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c, Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

dau-tu-nuoc-ngoai-01

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Về hình thức này, được tổ chức bằng việc ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam.

Đối với việc ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư của nước ngoài hoặc giữa hai nhà đầu tư của nước ngoài được thực hiện thủ tục Giấy cấp chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Đây là điểm mới của Luật Đầu tư 2020, chính phủ Việt Nam thực hiện sẵn sàng hợp tác, đầu tư các loại hình kinh tế mới. Đó là bước tiến mới của Việt Nam, thể hiện tính mới mẻ, không rập khuôn, bó hẹp. Tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế phát triển.

Trên đây, là những câu trả lời về các điều kiện cũng như vấn đề pháp lý cần quan tâm về đầu tư của nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư mới nhất 2020. Để được hỗ trợ cũng như tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua https://eplegal.vn/  hoặc qu hotline: +84-28-38232648

Tài liệu tham khảo 

  1. Luật Đầu tư 2020

  2. Luật đầu tư 2014

Posted in Chưa phân loại