Nhằm hội nhập với nền kinh tế trên thế giới, hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên quốc gia hay còn được gọi là hoạt động M&A tại nước ta ngày càng trở nên phổ biến.
Hoạt động M&A xuyên quốc gia là gì?
M&A là viết tắt tiếng anh của Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Hiểu nôm na, M&A là hoạt động thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp nhằm giành quyền kiểm soát cũng như sở hữu một phần hoặc cả doanh nghiệp đó.
Có thể nói, đây là một hoạt động kinh tế khá phức tạp trong thời kỳ hiện nay. Mặc dù hoạt động này đang diễn ra khá nhiều trong thực tế tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ kéo theo các rủi ro, thách thức và đặc biệt là rủi ro pháp lý.
Một số vấn đề pháp lý về hoạt động M&A xuyên quốc gia cần chú ý
Thứ nhất, điều kiện và vấn đề tiếp cận thị trường khi tham gia M&A. Ở mỗi quốc gia, các quy định về điều kiện chủ thể hay điều kiện tiếp cận thị trường là không giống nhau. Ở mỗi quốc gia quan điểm pháp luật về những tiêu chí để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động M&A đều đặt dưới những tiêu chí khác nhau để xác định. Những hạn chế về vốn, giá trị cổ phần hay ngành nghề đầu tư có thể sở hữu trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần cũng là vấn đề pháp lý cần lưu ý.
Ngoài ra, do quy định pháp luật ở các nước là khác nhau nên khi các chủ thể tham gia giao dịch M&A, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ áp đặt ý chí chủ quan của mình khi xác định tư cách.
Thứ hai, pháp luật về cạnh tranh. Pháp luật về cạnh tranh ta cần lưu ý đặc biệt về việc xác định quy mô thị trường, được xác định trên nhiều yếu tố khác nhau như thị trường các sản phẩm liên quan và thị trường về địa lý liên quan. Nắm rõ cũng như cần xem xét kỹ khi xác định thị trường liên quan, liệu thị phần của doanh nghiệp nước ngoài đó có được thông qua nhà phân phối nội địa hay không.
Thứ ba, tình trạng pháp lý thời điểm khởi đầu. Ở giai đoạn đầu, rất có thể do nhiều yếu tố như: sự khác biệt về văn hoá, chính sách – pháp luật, động cơ kinh tế mà các doanh nghiệp hay nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhìn nhận sai lầm đối với tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu khi tham gia vào hoạt động M&A.
Vậy nên, để tránh lãng phí cả về thời gian và tiền bạc cũng như công sức của cả hai bên, trước khi thực hiện thương vụ, các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về những điều kiện cơ bản của doanh nghiệp mục tiêu xem có phù hợp hay không.
Cuối cùng, các thủ tục pháp lý cần thực hiện đối với cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động M&A cần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Các doanh nghiệp xuyên quốc gia cần lưu ý về các thủ tục quản lý ngoại hối nhằm kiểm soát việc các nhà đầu tư thực hiện góp vốn, mua bán cổ phần hay chuyển nhượng vốn góp trong doanh nghiệp cũng như thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia. Vấn đề mua ngoại tệ để chuyển tiền hay thực hiện các hoạt động liên quan các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu kỹ.
Trên đây là một số lưu ý cơ bản mà EPLegal VN chia sẻ đến bát kỳ nhà đầu tư hay doanh nghiệp nào tham gia cũng nên tìm hiểu kỹ. Mỗi thương vụ M&A bao gồm nhiều giai đoạn, quá trình phức tạp và là các chuỗi vấn đề liên quan từ kinh tế, tài chính đến pháp lý.
Với đội ngũ các luật sự EPLegal VNgiàu kinh nghiệm, uy tín có thể hỗ trợ cũng như tư vấn về các giao dịch thương mại trong nước và quốc tế. Hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc qua hotline +84-28.38232.648.