Tái cấu trúc công ty là một hành động với mục đích thay đổi cấu trúc về vốn hoặc hoạt động của nó. Tuỳ vào tình trạng của từng doanh nghiệp mà có những cách thay đổi khác nhau. Vậy, những trường hợp nào cần tái cấu trúc trong doanh nghiệp?
EPLegal sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết sau.
Tìm hiểu sơ qua về tái cấu trúc công ty
Để có thể tìm ra phương hướng đứng đắn nhất, đầu tiên chủ doanh nghiệp cần hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa trái cấu trúc doanh nghiệp và tái lập doanh nghiệp.
Tái cấu trúc trong doanh nghiệp có thể hiểu bao quát là sự thay đổi từ bên trong, các vấn đề nội tại của doanh nghiệp, thay đổi dựa trên tình hình sao cho phù hợp với hiện tại mà vẫn dựa trên nền tảng cốt lõi có sẵn.
Tái lập doanh nghiệp là phạm vi rộng hơn là việc thiết lập, thay đổi và xây dựng trên một nền tảng hoàn toàn mới.
Khi nào cần tái cơ cấu trong doanh nghiệp?
Dấu hiệu 1: Thuộc nhóm bề mặt
Dấu hiệu này có thể dễ nhận ra nhất trong một doanh nghiệp báo động cần phải tái cấu trúc, điển hình như: doanh số giảm, lợi thế cạnh tranh kém, hoạt động trì trệ, thị phần thu hẹp hay tài sản thất thoát.
Dấu hiệu 2: Thuộc nhóm cận mặt
Dấu hiệu này thường do các chính sách còn chưa tốt, các bộ phận chưa có sự phối hợp đồng bộ, chất lượng sản phẩm kém, thường hay nhận những phản ánh, khiếu nại từ khách hàng, hoạt động tiếp thị không hiệu quả…
Khi thấy một trong những tín hiệu mà ban lãnh đạo, quản lý cần xem xét đến vấn đề phải tái cấu trúc doanh nghiệp.
Dấu hiệu 3: Thuộc nhóm giữa
Những dấu hiệu thuộc nhóm này thường có ảnh hưởng một cách gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: nguồn nhân lực không hiệu quả, mục tiêu làm việc không rõ ràng, các bộ phận chồng chéo chức năng, bộ máy quản lý còn kém…
Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nếu tiếp tục như vậy sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể phát triển được. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét và thực hiện hoạt động tái cấu trúc.
Dấu hiệu 4: Thuộc nhóm lớp sâu
Nhóm này bao gồm các dấu hiệu khó nhận biết, thuộc về chiều sâu của doanh nghiệp có thể kể đến như chiến lược kinh doanh, giá trị cốt lõi, các mục tiêu, định hướng dài hạn hay các quan điểm, triết lý kinh doanh…
Những dấu hiệu này cần được xây dựng hoàn thiện ngay từ lúc đầu thàh lập doanh nghiệp, cần phải xây dựng những giá trị cốt lõi từ sâu bên trong rồi bóc tách ra những mục tiêu ngắn hạn thì doanh nghiệp mới có thể phát triển vững mạnh, lâu bên.
Như vậy có thể thấy, chủ doanh nghiệp cần để ý cũng như theo dõi sát sao các hoạt động từ bề mặt đến sâu bên trong để từ đó thay đổi, tái cấu trúc trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
EPLegal tự tin đồng hành cùng các doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ pháp lý về tái cấu trúc trong doanh nghiệp với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm để có thể hỗ trợ cũng như tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.
Liên hệ với EPLegal tại đây hoặc hotline +84-28.38232.648.