Thương vụ M&A mang lại những hiệu quả cũng như thành công nhất định cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động này, thành quả mà nó mang lại là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên để thật sự doanh nghiệp có một thương vụ M&A thành công các bên cần phải lưu ý 3 tranh chấp điển hình sau đây để có thể khắc phục sớm và hiệu quả.
Người lao động sau thương vụ M&A
Vấn đề quản trị nội bộ là vấn đề đáng quan tâm và không nên chủ quan, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp dù M&A thành công nhưng cũng sớm đối diện với thất bại do chủ quan vấn đề trên. Những khúc mắc trong việc xử lý nguồn nhân sự hay các mâu thuẫn giữa nhân viên của các doanh nghiệp sau thương vụ M&A về quyền lợi, vị trí, ưu đãi,… cũng là một yếu tố cản trở hoạt động M&A thành công.
Về vấn đề pháp lý, sau M&A nhiều doanh nghiệp xảy ra tranh chấp lao động, theo các doanh nghiệp, tại Việt Nam khi doanh nghiệp thay đổi và xuất hiện chủ mới thì đại đa số những lao động cũ sẽ xôn xao.
Để giải quyết cũng như tránh rủi ro tranh chấp này xảy ra, các bên tham gia M&A cần có thỏa thuận cụ thể về việc sử dụng lao động cũng như chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ hợp lý cho người lao động sau M&A. Hành động này sẽ làm cho nhân sự có thể an tâm và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo tính ổn định nội bộ trong doanh nghiệp.
Tài chính công nợ
Rủi ro này có lẽ làng đáng chú ý nhất sau M&A. Các bên khi tham gia M&A cần phải làm rõ cũng như công khai minh bạch về tài chính và công nợ để có thể thỏa thuận với nhau. Bên cạnh đó, mặc dù đã dự tính mức độ tương đối nhưng có những khoản dự tính không thu lại được sau này lại có thể thu được và ngược lại khiến cho các bên tham gia khó kiểm soát.
Ở cả Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Doanh nghiệp 2020 đều đã quy định rõ về trách nhiệm kế thừa cả về nghĩa vụ và quyền lợi. Dù thay đổi chủ sở hữu, loại hình hay do hợp nhất, sáp nhập mà chấm dứt hoạt động thì quy định doanh nghiệp kế thừa vẫn sẽ phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trách nhiệm của doanh nghiệp cũ.
Để đảm bảo về việc thừa nhận nghĩa vụ chắc chắn hơn thì các bên khi có sự thay đổi thường yêu cầu lập biên bản nhằm cót công nợ, trách nhiệm và thanh lý hợp đồng mặc dù theo quy định của pháp luật đó là trách nhiệm đương nhiên mà doanh nghiệp kế thừa cần thực hiện.
Sở hữu trí tuệ
Một trong những tài liệu, hồ sơ thủ tục đáng chú ý nhất sau khi hoàn tất giao dịch chính là những tài liệu có liên quan đến sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu, bản quyền, giải pháp hữu ích, kiểu sáng lập công nghiệp,… Bên mua cần hoàn tất thủ tục chuyển nhượng chủ sở hữu theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan đã quy định.
Các doanh nghiệp trên thực tế lại không để tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, cần nêu rõ việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng chính là một căn cứ pháp lý có tính bắt buộc và cần thiết nhằm ghi nhận lại quyền chủ sở hữu doanh nghiệp với tài sản trong sở hữu trí tuệ để tránh những rủi ro tranh chấp không đáng có.
Cần nắm rõ các quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ về nội dung hợp đồng chuyển nhượng.
Qua bài viết, EPLegal VN đã gửi tới các bạn những tranh chấp điển hình cần lưu ý sau thương vụ M&A. Với đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp lý, EPLegal VN sẵn sàng hỗ trợ cũng như tư vấn nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng của mình trong các thương vụ M&A nói riêng và lĩnh vực pháp lý nói chung.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline 028.38232.648.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Sở hữu trí tuệ