Khi thành lập doanh nghiệp, việc không tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý có thể khiến doanh nghiệp gặp các rủi ro không đáng có.
Với kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực bao gồm cả doanh nghiệp, EPLegal VN xin đưa ra một số vấn đề pháp lý chú ý và đáng quan tâm nhất gửi tới các bạn qua bài viết dưới đây khi có ý định thành lập doanh nghiệp.
Trụ sở công ty
Không phải bất kỳ địa điểm làm cũng có thể chọn làm trụ sở công ty. Theo quy định của pháp luật, nhà ở tập thể, nhà ở không ty không được phép dùng làm trụ sở của công ty. Cần ký kết với chủ nhà các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê, mượn nhà và yêu cầu cung cấp các giấy tờ pháp lý liên quan như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
Cần lưu ý rằng, doanh nghiệp nên đăng ký trụ sở cố định theo quận/huyện, vì khi thay đổi khác quận/huyện doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục để chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho hợp lý
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật. Tuy nhiên, dựa trên thực tế, nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề thông thường thì nên lựa chọn một trong 03 loại hình: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.
Về ưu điểm thì Công ty cổ phần có thể tham gia thị trường chứng khoán cũng như huy động vốn linh hoạt, do vậy thành phần cổ đông được quy định phải từ 03 người trở lên. Các cổ đông cũng có thể dễ dàng chuyển nhượng. Công ty TNHH thì hạn chế số lượng tham gia của các thành viên từ 01 đến 50 người.
Đặt tên cho doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều thì tên doanh nghiệp đồng thời cũng sẽ ngày càng hạn chế. Cần lưu ý tránh các tên nổi tiếng và đã đăng ký độc quyền về nhãn hiệu. Doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
Về việc đăng ký, kê khai vốn điều lệ khi
Theo quy định của pháp luật, vốn điều lệ sẽ do doanh nghiệp tự kê khai cũng như tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên doanh nghiệp cần căn cứ vào các nhu cầu hoạt động mà lựa chọn vốn điều lệ hợp lý và tính đến bước chịu trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp với mức vốn mình đã cam kết.
Nắm rõ các quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ – CP và Thông tư 09/2015/BTC về thời hạn cũng như hình thức góp vốn.
Thủ tục tăng vốn điều lệ được quy định khá đơn giản, tuy nhiên ngược lại thủ tục giảm vốn điều lệ lại diễn ra khá phức tạp cũng như tốn thời gian.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Về ngành nghề đăng ký, doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, cần lưu ý, doanh nghiệp sẽ chỉ được phép kinh doanh nghề nghề mà mình đã đăng ký. Doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng để tránh trường hợp sau khi hoạt động lại phát sinh thêm thủ tục bổ sung thêm ngành nghề.
Trên đây là một số lưu ý cơ bản nhất mà chủ doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý để tránh hậu quả cũng như sự phức tạp sau này. Doanh nghiệp nên có kiến thức về pháp luật để có thể hoạt động trơn tru cũng như đề phòng, giải quyết khi xảy ra rủi ro. Hãy liên hệ với EPLegal VN để được tư vấn, hỗ trợ, EPLegal VN rất hân hạnh khi là một người bạn đồng hành pháp lý cùng các doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi tại website hoặc qua hotline 028.38232.648.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Doanh nghiệp 2020
-
Thông tư 09/2015/BTC
-
Nghị định 222/2013/NĐ – CP