BẢN TIN EPLegal

BIỆN PHÁP NÀO CHO PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI?

By

Phòng vệ thương mại được hiểu là những biện pháp dùng để ngăn chặn, hạn chế áp dụng với hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác và được nước nhập khẩu hàng hóa áp dụng.

Phòng vệ thương mại đã được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại, có thể kể đến như: Hiệp định GATT 1994, Hiệp định TPP,…

Hiện nay có ba biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến:

phong-ve-thuong-mai

Chống bán phá giá để phòng vệ thương mại

Biện pháp này có thể dùng để đối phó với các hành vi bán sản phẩm nhưng với giá thấp nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và xa hơn là có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

Một khi hàng hóa bị coi là bán phá giá thì chúng có thể sẽ bị áp đặt các biện pháp để ngăn chặn bán phá giá như: thuế nhằm chống phá giá, thế chấp hoặc đặt cọc, can thiệp hạn chế về định lượng hoặc có thể điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu từ đó tiêu diệt các nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu đó. Trong đó, hiện nay phổ biến nhất nhất là biện pháp thuế chống bán phá giá.

Biện pháp chống trợ cấp nhằm phòng vệ thương mại

Đây là một biện pháp được áp dụng dùng để loại bỏ các tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hoá trong nước, thường xuất phát từ các chính sách về trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.

Về bản chất, cả hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp thường được áp dụng để đối phó với những hành vi cạnh tranh được cho là không lành mạnh, không công bằng của hàng hoá nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá dùng để đối phó với những hành vi bán hàng hoá với giá thấp nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và đích xa hơn là loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh của mình thì chống trợ cấp sẽ được áp dụng để ngăn chặn các tác động tiêu cực cũng như áp lực gây ra cho ngành sản xuất trong nước, xuất phát từ chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. 

phong-ve-thuong-mai

Biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại

Đây chính là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hoá gần giống hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước. Biện pháp thường chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa những tác động gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước do hàng hoá nhập khẩu gia tăng một cách bất thường.

Có thể thấy, biện pháp tự vệ được áp dụng theo một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp đã nêu ở trên. Ở hai biện pháp trên, để có thể áp dụng thì yêu cầu cơ quan điều tra phải chứng minh được có xảy ra tình trạng bán phá giá hay trợ cấp. Đồng thời hành động đó đã gây những thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước thì trái lại, để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra cần phải chứng minh được các tình trạng thiệt hại ở mức “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa tương tự hay cạnh tranh trực tiếp trong nước đã phải chịu hậu quả do luồng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách bất thường.

Như vậy, để có thể tránh được những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động thương mại trong thương mại quốc tế, cần nắm rõ được các biện pháp phổ biến trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với EPLegal VN để được giải đáp và hỗ trợ tận tình nhất từ đội ngũ luật sư có kinh nghiệm trong các hoạt động thương mại quốc tế.

Chi tiết liên hệ: website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.