Song song với quá trình hội nhập và phát triển thương mại của thế giới, các vấn đề tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng xảy ra ngày càng nhiều.
Trong thị trường thương mại quốc tế, không chỉ các doanh nghiệp mà cả Nhà nước cũng tham gia hoạt động thương mại này. Qua bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thương mại quốc tế cũng như giúp cho doanh nghiệp và Nhà nước tránh được những rủi ro pháp lý xoay quanh hoạt động này.
Thương mại quốc tế được hiểu là gì?
Nói một cách dễ hiểu, thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động như trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế.
Quan hệ thương mại quốc tế cũng phát sinh giữa nhiều chủ thể khác nhau có thể là giữa các quốc gia, các doanh nghiệp hay các công ty thương mại của các nước với nhau. Đặc biệt, quan hệ quốc tế cũng có thể là sự tham gia của các tổ chức quốc tế như: WTO, UNCITRAL,…
Tranh chấp phát sinh giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
Tranh chấp này sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và các công ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.
Tại Việt Nam, tranh chấp này có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên tham gia có thỏa thuận với nhau, cụ thể ở đây là giữa đại diện cơ quan Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc có thể giải quyết tranh chấp này thông qua Tòa án.
Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có thể phát sinh do chính sách thương mại của một thành viên trong WTO đã vi phạm luật của tổ chức này và gây tổn hại đến lợi ích thương mại của các thành viên khác trong tổ chức. Ngoài ra, tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các thành viên do một thành viên đã áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu trái với quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ (ASG), hoặc có thể từ việc giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá trái quy định của WTO.
Các tranh chấp nêu trên sẽ được giải quyết theo quy định của Hiệp định về giải quyết tranh chấp (DSU). Tuy nhiên, bên khiếu nại nếu áp dụng quyền trả đũa bằng cách rút lại nhượng bộ thương mại tương đương, đây được coi là hậu quả tồi tệ nhất khi tranh chấp xảy ra.
Như vậy, Việt Nam khi đang là thành viên của WTO cũng sẽ bị ràng buộc bởi các luật lệ mà tổ chức này đưa ra trong các chính sách thương mại cũng như trong việc giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế.
Nếu các bên không có thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án sẽ là đương nhiên. Khi đó, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện bên kia tại Tòa án của nước mình, tại Tòa án của bên vi phạm hoặc cũng có thể là Toà án của bên thứ ba, tuỳ thuộc Toà án bên thứ ba có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đó hay không.
Bên cạnh đó, nếu pháp luật tố tụng tại nơi bên bị vi phạm quyền lợi khởi kiện cho phép các bên xác lập thẩm quyền của Tòa án theo thoả thuận thì thỏa thuận này cũng có thể được đưa ra. Tuy nhiên, quyết định của Tòa án theo bên bị vi phạm lựa chọn nếu muốn được thi hành tại nước khác thì phải được nước đó công nhận. Vậy nên bên bị vi phạm lợi ích nên lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc giải quyết tranh chấp cần phải tìm hiểu rõ các quy định kể cả giải quyết bằng Tòa án. Trong mua bán hàng hóa quốc tế, việc quy định các điều khoản để giải quyết khi xảy ra tranh chấp là rất cần thiết. Cũng như các bên cần tìm hiểu rõ những quy định, việc áp dụng các nguồn luật cũng cần được quy định cụ thể.
Để tránh xảy ra những hậu quả không đáng có trong các hoạt động thương mại quốc tế, hãy liên hệ với EPLegal VN để được tư vấn cũng như hỗ trợ tận tình bở đội ngũ các luật sư và nhà tư vấn có trình kinh nghiệm, trình độ tư vấn cao với mong muốn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.