Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu chủ yếu nhằm huy động vốn cũng như các chương trình đầu tư khác.
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu được coi là giấy ghi nhận nợ sẽ quy định nghĩa vụ của công ty mà sau khi được phát hành (người vay tiền) sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nắm giữ trái phiếu đó (người cho vay) một khoản tiền được xác định.
Doanh nghiệp hay tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước có thể phát hành, ngoài ra còn có thể là chính quyền. Người mua trái phiếu sẽ có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ.
Để doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế cần điều kiện gì?
Điều kiện để doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế đã được quy định rõ tại Điều 18 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, theo đó có thể được chia ra làm hai loại cụ thể:
Trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu không kèm chứng quyền
Loại trái phiếu này được quy định như sau:
– Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn đã được thành lập và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam có thể phát hành được loại trái phiếu này;
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để phát hành theo quy định tại thị trường phát hành;
– Cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt phương án phát hành và đồng ý theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này;
– Đáp ứng được các quy định về vấn đề quản lý ngoại hối cũng như các quy định pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
– Đáp ứng được các tỉ lệ về an toàn tài chính, đảm bảo an toàn trong khi thực hiện hoạt động theo các quy định được đề ra trong pháp luật chuyên ngành.
Trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền
Đối với trường hợp này, Nghị định đã đưa ra các điều kiện như sau:
– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu này là Công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã đề ra đối với trường hợp là trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm chứng quyền;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành;
– Thời gian phát hành trái phiếu chuyển đổi, các đợt phải cách nhau ít nhất là 06 tháng.
Thẩm quyền doanh nghiệp phát hành
Tùy từng loại hình công ty mà quy định về thẩm quyền phê duyệt hay thẩm quyền chấp thuận phương án đề ra mà quy định khác nhau. Cụ thể:
Đối với Công ty cổ phần
Tại Công ty cổ phần, thẩm quyền phê duyệt được quy định:
– Thực hiện theo Điều lệ mà công ty đã đề ra.
– Hội đồng quản trị sẽ có thẩm quyền phê duyệt phương án để phát hành trái phiếu ngoại trừ trường hợp Điều lệ của công ty không có quy định khác tuy nhiên sẽ phải báo cáo với Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.
– Tuy nhiên Đại hội đồng cổ đông mới có thẩm quyền phê duyệt đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền.
Với Công ty trách nhiệm hữu hạn
Người có thẩm quyền để phê duyệt, phương án phát hành sẽ là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, được quy định theo Điều lệ công ty.
Đối với Doanh nghiệp Nhà nước
Theo Điều lệ của công ty, người có thẩm quyền sẽ là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Tuy nhiên, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua theo quy định của pháp luật về phương án phát hành mới được thực hiện.
Như vậy có thể thấy việc doanh nghiệp có ý định phát hành ra thị trường quốc tế hoàn toàn dễ dàng nếu doanh nghiệp nắm bắt được các quy định pháp luật hiện hành đang xoay quanh nó. EPLegal với kinh nghiệm giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tự tin có thể hỗ trợ quý khách hàng thực hiện việc phát hành trái phiếu.
Hãy liên hệ với EPLegal ngay tại https://eplegal.vn/ hoặc qua hotline 028.38232.648 để được tư vấn kỹ hơn!
Tài liệu tham khảo:
-
Luật chứng khoán 2019
-
Nghị định 163/2018/NĐ-CP