Dịch vụ thuê, cho thuê tàu bay ngày càng đang được xem là một hoạt động kinh tế đầy tiềm năng do những lợi ích mà nó mang lại.
Các hình thức thuê, cho thuê tàu bay theo quy định của pháp luật
Tổ chức và cá nhân Việt Nam được phép sử dụng tàu bay để thực hiện mục đích vận chuyển hàng không cũng như các hoạt động hàng không dân dụng khác theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 2 Điều 35 của Luật hàng không dân dụng có quy định cụ thể về các hình thức cụ thể như sau:
a) Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay;
Trong trường hợp này, tàu bay sẽ được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cung cấp dịch vụ đưa ra. Bên cho thuê sẽ có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn về bảo dưỡng, khai thác.
b) Trường hợp thuê, cho thuê tàu bay không tổ bay;
Trường hợp này cũng bao gồm các quy định tương tự như có tổ bay. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm khi tổ chức, cá nhân sử dụng loại không có tổ bay của nước ngoài thì khi phát sinh những yêu cầu đặc biệt của bên thuê về các vấn đề như phương tiện, thiết bị tàu bay, thiết bị liên lạc và dẫn đường thì cần phải có sự đồng ý của Bộ Giao thông vận tải.
Hợp đồng về việc thuê, cho thuê phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Các yêu cầu về dịch vụ
Các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
– Phải khai thác, kiểm soát đồng thời chịu trách nhiệm đối với các quyền mà vận chuyển hàng không được cấp.
– Tổ chức, cá nhân không được phép cho bất kỳ người nào kể cả trực tiếp hay gián tiếp hưởng lợi từ việc sử dụng quyền vận chuyển hàng không ngoại trừ thỏa thuận về giá thuê theo thời gian khai thác hoặc thuê bao cùng các chi phí khác có liên quan trực tiếp.
– Trước khi đưa tàu bay vào hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm thông báo cũng như cung cấp cho Cục Hàng không Việt Nam về các giấy tờ liên quan trong trường hợp tạm nhập tái xuất tàu bay cho hoạt động thuê tàu bay và tạm xuất tái nhập tàu bay của cơ quan Hải quan.
– Tàu bay được thuê với thời hạn không quá 07 ngày liên tục thì tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bên cho thuê có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phù hợp cho Cục Hàng không Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Đối với các trường hợp vi phạm của các bên khi tham gia thực hiện hoạt động thuê, cho thuê tàu bay; hành vi chấm dứt thời hạn hoặc gia hạn về hiệu lực thuê, cho thuê; thời gian thực tế mà tàu bay ra khỏi Việt Nam hay đưa tàu bay trở về Việt Nam để Cục Hàng không Việt Nam có thể thực hiện kiểm tra và giám sát.
Chuyển giao nghĩa vụ
Trong trường hợp hoạt động này diễn ra giữa hai chủ thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân tại nước ngoài thì Bộ giao thông vận tải sẽ cần phải thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà đăng ký quốc tịch tàu bay hoặc khai thác tàu bay có liên quan để thực hiện việc tiếp nhận hoặc chuyển giao nghĩa vụ của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay sao cho phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, khi tham gia vào hoạt động thuê, cho thuê tàu bay các cá nhân, tổ chức cần đặc biệt lưu ý lĩnh vực pháp lý xoay quanh nó để có thể tránh được những rủi ro không đáng có. Hãy liên hệ với EPLegal nếu có bất kỳ thắc gì hoặc cần được tư vấn qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648, EPLegal luôn mong muốn trở thành người bạn đồng hành pháp lý tin cậy của quý khách hàng.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi bổ sung 2014
-
Thông tư 81/2014/TT-BGTVT