BẮT GIỮ TÀU BIỂN ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO?

Khi hoạt động tại vùng biển Việt Nam, việc xác định yêu cầu bắt giữ tàu biển được thực hiện khi nào là rất cần thiết để bảo vệ được lợi ích của chính mình.

Khái niệm về bắt giữ tàu biển

Bắt giữ tàu biển có tên tiếng Anh là Ship Arrest, đây được coi là một thủ tục được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm áp dụng lệnh bắt giữ; không cho phép di chuyển đối với tàu biển hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 cũng đã quy định rõ về khái niệm này, cụ thể đây được coi là một quy định nhằm đảm bảo không cho phép tàu biển đó di chuyển; hạn chế di chuyển của tàu biển từ Toà án để giải quyết các khiếu nại về hàng hải, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự hay để thực hiện tương trợ tư pháp.

bat-giu-tau-bien
bat-giu-tau-bien

Điều kiện thực hiện bắt giữ

Tại Khoản 2 Điều 131 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 đã quy định các trường hợp để áp dụng biện pháp tạm thời bắt giữ như sau:

  Tàu biển sẽ bị yêu cầu bắt giữ để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại về hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ đã khởi kiện vụ án dân sự này tại Toà án;

  Chủ tàu là người có nghĩa vụ liên quan về tài sản trong vụ án đang được giải quyết và hiện tại vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp này;

  Cá nhân là người thuê tàu trần, thuê tàu định hạn, thuê tàu chuyến hoặc là người khai thác tàu có nghĩa vụ về tài sản trong một vụ án dân sự dẫn đến từ khiếu nại hàng hải theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn đang là người thuê tàu trần, thuê tàu định hạn, thuê tàu chuyến, người khai thác hoặc có thể là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp này;

  Vụ án phát sinh và đang được giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;

  Trong vụ án mà việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm giữ tàu biển đó. 

bat-giu-tau-bien
bat-giu-tau-bien

Ai chịu trách nhiệm trong trường hợp yêu cầu bắt giữ không đúng?

  Nếu việc yêu cầu bắt giữ không đúng và gây ra thiệt hại cho người bị yêu cầu thì người yêu cầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như phải bồi thường thiệt hại cho người bị yêu cầu.

  Các bên có thể tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả sau khi yêu cầu bị cho là sai. Nếu các bên không thể thỏa thuận để giải quyết và xảy ra tranh chấp thì có thể yêu cầu Tòa án hay Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.

  Trường hợp Tòa án ra quyết định bắt giữ sai, không đúng lý do hoặc không đúng tàu và gây ra thiệt hại thì Tòa án sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam.

Như vậy, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan khi tham gia hoạt động tại vùng biển Việt Nam là hết sức cần thiết. Nó không chỉ giúp quý khách hàng tránh khỏi các rủi ro mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia, giúp cho hoạt động diễn ra dễ dàng hơn. Nhằm đáp ứng được những điều trên mà EPLegal đã được thành lập, với đội ngũ các thành viên chủ chốt là những người có kiến thức vững chắc về hoạt động hàng hải và cả những vấn đề khác có liên quan giúp quý khách hàng của EPLegal có thể hiện tâm thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

  2. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.