Hợp đồng xây dựng dùng để quản lý hoạt động xây dựng, vì thế khi thiết lập nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý để tránh những sai sót không đáng có.
Thông tin chung về hợp đồng xây dựng
Tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng đã quy định cụ thể đây là một loại của hợp đồng dân sự và được thỏa thuận, ký kết bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Với mục đích thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc của hoạt động đầu tư xây dựng đó.
Cụ thể hơn, pháp luật đã quy định về bên giao thầu và bên nhận thầu như sau:
Bên giao thầu là chủ đầu tư; đại diện của chủ đầu tư hoặc là tổng thầu hay nhà thầu chính.
Bên nhận có thể là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao đã là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ nếu bên giao là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Ngoài ra, bên nhận thầu cũng có thể là liên danh các nhà thầu.
Hợp đồng xây dựng phải được lập thành văn bản; phải ký kết giữa những chủ thể có thẩm quyền của các bên theo quy định của pháp luật. Nếu một bên tham gia là tổ chức thì phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Các nguyên tắc khi ký kết hợp đồng cần lưu ý
Quy định tại Luật Xây dựng
Các nguyên tắc ký kết đã được quy định rõ ràng tại Điều 138 Luật Xây dựng, cụ thể:
- Dựa trên trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, hợp tác không trái với pháp luật và đạo đức.
- Cần đảm bảo có đủ vốn để thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
- Việc lựa chọn nhà thầu đã được hoàn thành và kết thúc trong quá trình đàm phán hợp đồng.
- Cần phải có thoả thuận liên danh nếu bên nhận thầu là liên danh nhà thầu. Các thành viên thuộc liên danh đó phải ký tên, đóng dấu xác nhận vào hợp đồng. Nếu các bên có thoả thuận khác thì sẽ được thực hiện theo thoả thuận các bên đưa ra.hop-dong-xay-dung
Quy định tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP
Ngoài ra, tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP cũng đã quy định thêm một số điểm mới đáng lưu ý như sau:
– Các bên cần phải quy định rõ về việc điều chỉnh hợp đồng cũng sẽ được áp dụng trong cả thời gian mà hợp đồng đó được ra hạn.
Nếu hợp đồng có đơn giá cố định kèm theo thì đơn giá có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
+ Nhà nước có sự thay đổi về các chính sách có ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên tham gia, trừ trường hợp trong hợp đồng các bên đã có thỏa thuận khác;
+ Khi dự án được điều chỉnh và gây ảnh hưởng đến hợp đồng, ngoại trừ trường hợp các bên tham gia ký kết hợp đồng đã có thỏa thuận khác;
+ Các trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nếu là hợp đồng trọn gói thì sẽ có thêm 02 trường hợp mà các bên tham gia có thể điều chỉnh hợp đồng:
+ Trường hợp Nhà nước có sự thay đổi về chính sách và làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng của các bên, ngoại trừ các bên tham gia hợp đồng đã có thỏa thuận khác;
+Dự án được điều chỉnh mà gây ảnh hưởng đến hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì có thể điều chỉnh hợp đồng.
Theo đó, các bạn có thể xem chi tiết các quy định hơn tại Nghị định mới này.
Trên đây EPLegal đã chia sẻ với các bạn các quy định mới nhất về hợp đồng xây dựng mà khi tham gia hoạt đồng này cần lưu ý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với EPLegal.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Xây dựng sửa đổi bổ sung 2020.
-
Nghị định 50/2021/NĐ-CP.