Công ty liên doanh hiện tại còn khá trừu tượng tuy nhiên mô hình này lại đang diễn ra phổ biến, vì thế ta cần hiểu rõ để tránh các rủi ro pháp lý sau này.
Quy định về công ty liên doanh
Hiện nay, các văn bản pháp luật vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về công ty liên doanh. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm của nó EPLegal có thể khái quát như sau:
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình tạo ra do hai hoặc nhiều bên công ty hợp tác và được thành lập dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Các bên có thể là công ty hợp tác thành lập tại Việt Nam hoặc là hiệp định được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; có thể là doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư nước ngoài cùng với doanh nghiệp Việt Nam; hay là doanh nghiệp liên doanh cùng với nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty có thể được thành lập theo hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Chính vì vậy nó cũng có tư các pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Công ty liên doanh được chia làm 4 loại, cụ thể:
– Hội nhập phía trước.
– Hội nhập phía sau.
– Liên doanh hình thức mua lại.
– Liên doanh đa giai đoạn.
Điều kiện thành lập
Muốn thành lập công ty liên doanh cần phải đáp ứng được các điều kiện tại Luật Doanh nghiệp 2020. Quy định được đưa ra như sau:
Về chủ thể (còn gọi là nhà đầu tư)
– Nếu chủ thể là cá nhân: Cá nhân sẽ phải đáp ứng đầy đủ về năng lực hành vi dân sự, đang không trong thời gian chấp hành hình phạt tù hay các hình phạt khác về hành chính theo quy định của pháp luật.
– Nếu chủ thể là pháp nhân: đảm bảo thành lập hợp pháp, tại thời điểm thực hiện đầu tư thì vẫn đang hoạt động.
Về vấn đề tài chính
– Chủ thể tham gia cần phải có năng lực tài chính phù hợp, tương ứng với số vốn mà mình đã cam kết đầu tư vào dự án. Tức, chủ thể cần có khả năng chi trả số vốn mình đã cam kết.
– Ngân hàng nắm giữ số tiền đầu tư vào công ty phải là ngân hàng hợp pháp, được phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với vốn pháp định: công ty cần đáp ứng yêu cầu của pháp luật về công ty liên doanh.
Phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc đã công nhận.
Ngoài ra, chủ thể cũng cần nắm bắt được các quy định khác để thành lập công ty theo quy định của pháp luật.
Ưu nhược điểm của công ty liên doanh
Ưu điểm
– Các đối tác trong công ty sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro tương ứng với số vốn mình góp, điều này sẽ làm giảm thiểu gánh nặng so với việc sở hữu toàn bộ công ty.
– Tăng khả năng thập nhập vào thị trường mà đối tác đang hoạt động. Nếu là nhà đầu tư Việt Nam với nước ngoài thì còn có điều kiện để tiếp cận với công nghệ hiện đại cũng như quá trình hoạt động, trình độ quản lý tiên tiến.
– Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhược điểm
– Do là liên doanh nên có thể sẽ xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu.
– Phân chia lợi nhuận cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách của Nhà nước.
– Sự khác biệt về nhiều mặt từ ngôn ngữ, phong tục tập quán hay phong cách kinh doanh cũng là yếu tố phát sinh những mâu thuẫn.
Trên đây, hy vọng EPLegal đã mang đến cho quý khách hàng những kiến thức bao quát nhất về công ty liên doanh. Từ đó, quý khách hàng có thể cân nhắc để lựa chọn hình thức phù hợp, có lợi nhất cho mình. Để được tư vấn kỹ hơn hay cần tìm hiểu chi tiết bất kỳ hình thức kinh doanh nào, hãy liên hệ với EPLegal để được giải đáp qua website hay tổng đài trực tuyến 24/7: 028.38232.648.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Doanh nghiệp 2020.