BẢN TIN EPLegal

ĐỂ CHEN CHÂN VÀO THỊ TRƯỜNG M&A BẤT ĐỘNG SẢN, DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý GÌ? 

By

Bất chấp dịch bệnh, các thương vụ M&A bất động sản có giá trị lớn vẫn tăng nhanh không có dấu hiệu hạ nhiệt cho đến cuối năm 2021.

Đây được coi là thời cơ thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam chen chân vào cuộc đua này. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một vài lưu ý.

Thị trường M&A bất động sản lớn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước

Có thể nói, trong vài năm trở lại đây M&A trong lĩnh vực bất động sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Làn sóng này vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt trước bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 quý đầu năm, tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam lên tới 15,27 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài kể đến như Hàn Quốc, Singapore hay Nhật Bản có chiến lược mở rộng đều cho rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng, có thể dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận.

m&a-bat-dong-san
m&a-bat-dong-san

Một số thương vụ trong quý 02/2021 nổi bật có thể kể đến

Thương vụ của Công ty TNHH Boustead Project vừa qua đã đạt được thỏa thuận mua lại 49% cổ phần của Công ty CP Công nghiệp Logistics KTG & Boustead. Trong khi đó, công ty được mệnh danh là ông lớn BĐS tại khu vực châu Á Thái Bình Dương – ESR Cayman Limited cũng đã liên doanh với Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW để phát triển công nghiệp tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 4 với diện tích lên đến 240.000 m2.

Thương vụ lớn khác có thể kể đến là việc mua lại quỹ đất rộng 250ha với số vốn đầu tư 300 triệu USD của Công ty CP Tập đoàn Khu công nghiệP VN.

Trong khoảng hơn 01 năm trở lại đây, nhu cầu với khu công nghiệp và logistic tăng cao. Nhờ vào việc Việt Nam tham gia vào Hiệp định Thương mại tư do, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chọn Việt Nam là điểm đến.

Sức nóng của thị trường M&A bất động sản được thống kê theo ba miền từ các khoản đầu tư mới vào các lĩnh vực sản xuất cũng không hề nhỏ. Miền Bắc có khoản đầu tư lên đến 1,97 tỷ USD, chiếm tới 64%. Khu vực phía Nam với khoảng 728 triệu USD (23%) và miền Trung với 395 triệu USD (13%). 

m&a-bat-dong-san
m&a-bat-dong-san

Doanh nghiệp lưu ý gì khi tham gia thương vụ?

Song song với sự phát triển của thương vụ M&A thì không thể phủ nhận các khó khăn mà đại dịch gây ra. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các tiến độ về pháp lý cũng như quá trình xây dựng các dự án bất động sản chậm hơn. Tuy nhiên, pháp lý là vấn đề tiên quyết để thuyết phục các nhà đầu tư nên tiến độ diễn ra rất chậm. Ngoài ra, việc tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên khó khăn, không thể tìm kiếm các đối tác tiềm năng.

Nắm rõ và nắm bắt

Trong thời điểm dịch bệnh, các chính sách mới cũng được thay đổi và ban hành nhằm phù hợp với thời điểm này. Các chủ đầu tư, nhà đầu tư cần nắm rõ được các quy định mới. Chính sách về tiền tệ, tài chính, đất đai,…cần được quan tâm và đảm bảo sao cho đúng quy định pháp luật.

Hiện nay, nhiều thương vụ M&A bất động sản vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và thực hiện ký kết về mặt pháp lý. Các nhà đầu tư nước ngoài cần phải quan tâm đến các Hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Cần lưu ý đến vấn đề soạn thảo hợp đồng trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra.

Dự đoán trong tương lai, khi dịch bệnh qua đi, làn sóng đầu tư sẽ còn diễn ra nhiều hơn. Các thương vụ sẽ thành công nếu nằm tại các dự án đất sạch và pháp lý rõ ràng. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nắm bắt thời cơ.

Như vậy, chủ đầu tư cần tìm những tổ chức có hiểu biết, kinh nghiệm về M&A lẫn bất động sản để hỗ trợ giao dịch, dự trù kinh phí phù hợp nhất. Các vấn đề trong và ngoài nước cần hết sức chú ý. EPLegal với kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ năm 2009 cam kết sẽ hỗ trợ quý khách hàng một cách tận tình nhất trong lĩnh vực pháp lý về M&A và bất động sản. Chi tiết liên hệ với EPLegal qua website hoặc qua hotline 028.38232.648.