Các doanh nghiệp trong bối cảnh COVID đều gặp khó khăn, việc tìm ra các giải pháp để bước qua thời kỳ khó khăn này là rất cần thiết.
Khó khăn chồng chất cho doanh nghiệp trong bối cảnh COVID
Đại dịch COVID-19 kéo dài gần 02 năm qua đã gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế – xã hội của nước ta nói riêng. Đỉnh điểm của đại dịch vào những tháng gần đây, nhiều địa phương buộc phải thực hiện giãn cách xã hội khiến cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị đình trệ, thua lỗ. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải dừng hoạt động và rút khỏi thị trường.
Việc giãn cách xã hội ở các thành phố lớn, các hoạt động của doanh nghiệp không được diễn ra. Việc hạn chế đi lại, lưu thông hàng hoá khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề. Điển hình do đại dịch COVID-19 gây ra cho hàng không, dịch vụ, thương mại. Khai thác dầu khi, hoạt động đầu tư kinh doanh cũng bị trì trệ.
Bên cạnh đó, tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời điểm này cũng là một vấn đề cần được giải quyết khi tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng kém.
Doanh thu của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID cũng giảm mạnh; dòng tiền vào cũng trở nên thiếu hụt, doanh nghiệp trở nên khó khăn để trang trải được các chi phí duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mặt khác, một số chính sách, thủ tục rườm rà hay quy định về pháp lý cũng không phù hợp cho tình hình hiện tại. Dẫn đến khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất kinh doanh đến các quy định về việc hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số hay đổi mới cho doanh nghiệp. Kiến thức pháp luật nhiều doanh nghiệp cũng chưa nắm rõ.
Liều vaccine doanh nghiệp cần để bước qua đại dịch
Những chính sách được đề ra
Những khó khăn doanh nghiệp trong bối cảnh COVID của Việt Nam gặp phải đã gây nên một thời kỳ khủng hoảng, cấp thiết cần Chính phủ có những chính sách đưa ra kịp thời.
Gần đây nhất, Thủ tướng cũng đã đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn vừa chống dịch vừa hoạt động hiệu quả về kinh tế. Bộ Tài chính đã đưa ra các biện pháp, nới lỏng miễn giảm thuế phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đưa ra các giải pháp, chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần tiếp tục thực hiện kéo lạm phát xuống để lãi suất có thể hạ, doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn.
Hành lang pháp lý an toàn
Thị trường chứng khoán cần đẩy mạnh về hợp tác công – tư, đảm bảo việc cân đối. Các thủ tục pháp lý phải được đảm bảo, nới lỏng nhưng vẫn cần đúng quy trình, không được đẻ ra các giấy phép con.
Việc hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được ưu tiên hơn. Bổ trợ, tuyên truyền, tư vấn các kiến thức pháp lý, sự thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh này đến người dân và doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần tiếp thu ý kiến từ doanh nghiệp, có sự điều chỉnh pháp luật liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cũng như cải thiện về môi trường đầu tư kinh doanh.
Quyết định 142/QĐ-BTC là một minh chứng cho hoạt động của nhà nước khi ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2021.
Tạo ra một hành lang pháp lý vừa an toàn và hiệu quả giúp đỡ các doanh nghiệp.
Bộ Công thương cũng đã có yêu cầu xây dựng Cổng thông tin pháp luật Công thương nhằm cải thiện các khó khăn trong thời điểm hiện tại.
Như vậy, Nhà nước hiện tại đang hết sức giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế của doanh nghiệp trong đợt cao điểm dịch bệnh. Doanh nghiệp cần nắm bắt được các chính sách cũng như quy định mới từ đó tìm ra phương hướng khắc phục. Nếu quý khách hàng còn đang có bất kỳ vướng mắc gì cũng như cần được tư vấn kỹ hơn để bước qua thời điểm khó khăn này, hãy liên hệ với EPLegal tại đây.