BẢN TIN EPLegal

QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

By

Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực vào 01/01/2021, cá nhân tổ chức cần lưu ý về quy định chuyển nhượng cổ phần mới nhất để tránh mắc sai lầm pháp lý.

Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp là ai?

Có thể định nghĩa đơn giản, cổ đông sáng lập chính là những cổ đông đã tham gia vào việc đóng góp cổ phần khi công ty được thành lập. Theo đó, cổ đông sáng lập sẽ là người sở hữu ít nhất một phần phổ thông và được ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập.

Điều kiện về chuyển nhượng cổ phần mới nhất theo quy định pháp luật

Vốn trong công ty cổ phần thường sẽ chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần. Hình thức mua cổ phần chính là cách để đầu tư tài chính.

Cổ đông trong công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Tuy nhiên tại điểm d khoản 1 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp hiện hành, pháp luật đã ngoại trừ các trường hợp sau đây:

–    Cổ phần của cổ đông có có phần ưu đãi biểu quyết sẽ không được quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

–    Cổ đông sáng lập sẽ không được chuyển nhượng phần cổ phần của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Điều kiện này được đưa ra trong vòng 03 năm kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

chuyen-nhuong-co-phan
chuyen-nhuong-co-phan

Tuy nhiên, quy định trên sẽ không áp dụng đối với trường hợp mà cổ đông sáng lập có thêm cổ phần sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; cổ phần mà cổng đông sáng lập có có thể chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác của công ty.

–    Nếu Điều lệ của công ty có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì các thành viên cần tuân theo.

Cách thức chuyển nhượng

Theo pháp luật Doanh nghiệp quy định về việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện bằng một trong hai hình thức: hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, khoản 2 Điều 126 Luật này quy định:

Trường hợp thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán

Trình tự, thủ tục và việc ghi nhận về sở hữu sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chứng khoán.

chuyen-nhuong-co-phan
chuyen-nhuong-co-phan

Trường hợp thực hiện hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật

Ở trường hợp này, thủ tục chuyển nhượng sẽ được thực hiện trong nội bộ của doanh nghiệp. Trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa hoàn thành việc thanh toán, thưa thanh toán hoặc thanh toán một phần số cổ phần mình đã đăng ký thì cần thông báo thay đổi thông tin của công đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh.

–    Nếu chuyển nhượng giữa các cổ đông trong nội bộ doanh nghiệp, các cổ đông sẽ chỉ cần soạn thảo rồi ký kết hợp đồng. Sau khi ký kết, doanh nghiệp cần tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông báo.

–    Nếu việc chuyển nhượng dẫn đến sự thay đổi về thông tin của cổ đông sáng lập thì sau khi ký kết doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ gửi đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư và là nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những thay đổi về quy định, việc chuyển nhượng cổ phần cần các cơ quan, cá nhân, tổ chức cần phải nắm bắt rõ để hoạt động được diễn ra trơn tru. Nếu cần tư vấn cũng như đưa ra những giải pháp hay thực hiện thủ tục, hãy liên hệ với EPLegal. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của EPLegal sẽ sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Doanh nghiệp 2020