BẢN TIN EPLegal

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

By

Tranh chấp thương mại là hoạt động đang diễn ra phổ biến bởi phạm vi cũng như mức độ ảnh hưởng của nó trong nền kinh tế thị trường.

 Thế nào là tranh chấp thương mại?

Tranh chấp thương mại gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và xảy ra thường xuyên và phổ biến hiện nay. Do tính chất và mức độ quan trọng của nó mà pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quy định để điều chỉnh, phân biệt và đưa ra những lưu ý về nó.

Có thể định nghĩa, hoạt đồng này là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại về quyền cũng như nghĩa vụ giữa các bên tham gia.

Đặc điểm nhận biết

Thương nhân được coi là là chủ thể chủ yếu của tranh chấp này

Quan hệ thương mại được thiết lập giữa thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Tranh chấp sẽ xảy ra với điều kiện là có ít nhất một bên tham gia với tư cách thương nhân. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp mà các cá nhân, tổ chức cũng có thể được coi là chủ thể của hoạt động này như: có thể là giữa công ty với thành viên của công ty đóm giữa các thành viên trong công ty với nhau thường liên quan đến giải thể, chia tách,…

tranh-chap-thuong-mai

Tranh chấp phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật

Khi các bên tham gia hoạt động thương mại nếu xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng hay xâm hại đến lợi ích của nhau thì tranh chấp sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mặc dù có hành vi xâm hại lợi ích nhưng không gây ra tranh chấp.

Ngoài ra, tranh chấp này thường liên quan đến các xung đột về quyền, nghĩa vụ hay lợi ích của các bên. Do bản chất của thương mại là vì lợi ích sinh lời, nên mâu thuẫn thường xảy ra do các quan hệ tài sản và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các bên.

tranh-chap-thuong-mai

Các loại tranh chấp thương mại

Tuy vào căn cứ pháp lý mà tranh chấp được chia theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:

Dựa vào phạm vi lãnh thổ: tranh chấp thương mại được chia là thành tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.

Phân chia theo số lượng các bên tham gia tranh chấp: khi đó tranh chấp giữa hai bên và tranh chấp giữa nhiều bên.

Phân chia theo lĩnh vực tranh chấp: các tranh chấp thường chia làm các lĩnh vực khác nhau ví dụ như tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tài chính, sở hữu trí tuệ,…

Căn cứ theo quá trình thực hiện: tranh chấp  thường bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng hay trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Ngoài các cách phân chia trên có thể căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp để phân loại: tranh chấp hiện tại hoặc tranh chấp xảy ra trong tương lai.

Như vậy, có thể thấy tranh chấp thương mại xảy ra với phạm vi rộng, nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc giải quyết vấn đề này chính vì thế yêu cầu các bên tham gia phải nắm bắt rõ các quy định, yêu cầu xoay quanh. Việc lựa chọn EPLegal với những kiến thức, kinh nghiệm từ đội ngũ luật sư đã từng giải quyết nhiều tranh chấp cả trong nước và quốc tế là lựa chọn thông minh và chắc chắn. Quý khách hàng nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với EPLegal tại đây.