Tranh chấp kinh doanh thương mại thường bị nhầm với dân sự, điều này gây đến sự khó khăn khi áp dụng các văn bản pháp luật.
Phân biệt qua định nghĩa
Qua định nghĩa thì tranh chấp dân sự là tranh chấp giữa các chủ thể của pháp luật dân sự (có thể là cá nhân, pháp nhân) trong quan hệ pháp luật dân sự phát sinh. Tranh chấp này thường phát sinh về các vấn đề liên quan đến nhân thân hay tài sản.
Trong khi đó, tranh chấp trong kinh doanh thương mại là tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại, đầu tư, kinh doanh.
Phân biệt qua đặc điểm, mục đích của tranh chấp kinh doanh thương mại và tranh chấp dân sự
Qua đây, EPLegal sẽ nêu rõ những trường hợp cụ thể thông qua các quy định pháp luật. Cụ thể:
Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể mà một hoặc các bên tham gia tranh chấp không có đăng ký kinh doanh nhưng vì mục đích lợi nhuận.
Ở trường hợp này, nếu chỉ đọc quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đây sẽ là tranh chấp dân sự do không đáp ứng quy định về chủ thể phải có đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, có thể thấy việc không có đăng ký kinh doanh có nhiều nguyên nhân như: chưa kịp tiến hành việc đăng ký; đã tiến hành đăng ký nhưng chưa được cấp hoặc bị từ chối; vi phạm nghĩa vụ đăng ký kinh doanh một cách cố ý. Tại điều 7 Luật Thương mại 2005 cũng đã quy định rõ về nghĩa vụ đăng lý của thương nhân. Như vậy, có thể thấy nếu một hoặc các bên tham gia tranh chấp mà không/chưa có đăng ký kinh doanh cũng vẫn phải chịu những trách nhiệm phát sinh từ giao dịch.
Các bên khi tham gia với mục đích lợi nhuận thì khi đó dù không có đăng ký kinh doanh các bên vẫn hiểu và chấp nhận những quy tắc mà giao dịch thương mại đề ra.
Ngoài ra, tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP cũng đã quy định rất rõ: “Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại nếu các bên vì mục đích lợi nhuận mà không có đăng ký kinh doanh thì vẫn sẽ giải quyết về kinh doanh, thương mại đã quy định tại Điều 29 và Điều 30 BLTTDS 2015.”.
Tranh chấp giữa các bên đều vì mục đích thương mại mà chỉ một bên có đăng ký kinh doanh phát sinh trong hoạt động thương mại
Ở trường hợp này, khi bên còn lại có các giấy tờ pháp lý khác như: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép thành lập và hoạt động. Bên không có đăng ký kinh doanh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì căn cứ vào quy định tương ứng có tại các văn bản pháp luật khác để xác định đó là tranh chấp gì.
Tranh chấp trong đó có một bên không có mục đích lợi nhuận nhưng vẫn chọn Luật Thương mại để điều chỉnh
Tại Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005 đã quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại, trong đó:
Nếu hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên tham gia giao dịch đối với thương nhân, được thực hiện trên lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường hợp một bên thực hiện hoạt động mà không nhằm mục đích thương mại vẫn chọn áp dụng Luật này”.
Như vậy, nếu bên tham gia vẫn chọn thì Luật thương mại vẫn có thể là văn bản áp dụng cho quan hệ đó.
Có thể thấy, tranh chấp trong dân sự cũng như tranh chấp trong kinh doanh thương mại sẽ phụ thuộc vào ý chí cũng như tuỳ từng mục đích, đặc điểm riêng quy định tại các điều khoản khác nhau mà từ đó các bên chịu sự điều chỉnh. EPLegal hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với EPLegal tại đây.
Tài liệu tham khảo
-
Bộ Luật Dân sự 2015
-
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
-
Luật Thương mại 2005
-
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP