Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là điều cần thiết bởi nó góp phần tạo nên sự ổn định, rõ ràng của chi phí đầu tư xây dựng.
Định nghĩa về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Đây được coi là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh cũng như kiểm soát toàn bộ các về chi phí cần thiết để sử dụng vào hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc việc mở rộng công trình xây dựng.
Đây là một việc làm cần thiết và quan trọng, điều đó đòi hỏi Nhà nước đặt ra những nguyên tắc riêng trong việc thực hiện, áp dụng quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Ở trong bài viết này, EPLegal sẽ đưa đến các bạn những nguyên tắc được quy định mới nhất tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
Nguyên tắc 1, đảm bảo các nguyên tắc đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành
Cụ thể hơn, khi quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải thực hiện đúng với các quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và tài khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
Tại đây, pháp luật cũng quy định rõ về việc thực hiện đúng với quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động đầu tư và xây dựng dự án. Mỗi chủ thể sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Tuỳ vào việc phân chia, các bước hoạt động của công trình mà quy định riêng. Việc đặt ra yêu cầu các chủ thể thực hiện đúng về quyền và nghĩa vụ là cần thiết, bởi điều này sẽ nhằm giảm bớt những rủi ro; chủ thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong hoạt động quản lý chi phí dự án đầu tư.
Nguyên tắc 2, ban hành nguyên tắc đảm bảo áp dụng quy định pháp luật và quy định về công cụ cần thiết.
Ở nguyên tắc này, Nhà nước sẽ ban hành, hướng dẫn và thực hiện kiểm tra đối với việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý chi phí. Bên cạnh đó, quy định về các công cụ cần thiết tạo điều kiện cho chủ đầu tư và chủ thể liên quan áp dụng, tham khảo. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý. Điều này sẽ giúp hoạt động xây dựng dự toán chi phí, kiểm tra chi phí đều sẽ dựa trên một tiêu chuẩn chung. Giúp tránh khỏi tình trạng tham ô, tham nhũng trong vấn đề xây dựng.
Nguyên tắc 3, áp dụng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và cơ chế đặc thù.
Các quy định này sẽ do các chủ thể có thẩm quyền ban hành như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng,…Điều này nhằm xác định cũng như quản lý chi phí đầu tư.
Nguyên tắc này hợp lý bởi có những dự án được thực hiện vì mục đích chính trị, quốc phòng, an ninh…Với những mục đích này thì cần một sự bảo mật chặt chẽ. Đây được coi là những dự án đặc thù, ngoại trừ trường hợp này vẫn sẽ áp dụng các quy định chung.
Nguyên tắc cuối cùng, quy định về các dự án, công trình xây dựng đặc biệt
Nguyên tắc này sẽ quy định cụ thể về các dự án, công trình nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh quốc gia, thẩm quyền và trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng. Nhà nước ta đã quy định các dự án, công trình này sẽ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trường Bộ Công an. Bổ lẽ sự đặc thù trong hai ngành này chính là bảo vệ chủ quyền, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội nên khi đặt ra các quy định, điều kiện, báo cáo hay lộ trình dự toán chi phí đầu tư xây dựng cũng cần có những quy định riêng biệt.
Như vậy, việc nắm rõ các nguyên tắc được quy định tại Nghị định mới nhất sẽ góp phần cho các chủ đầu tư, các bên liên quan có thể thực hiện đúng theo quy định, tránh những sai lầm pháp lý mang lại rủi ro cho công trình, dự án đó. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào hay cần được tư vấn hỗ trợ thêm về các quy định trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, hãy liên hệ với EPLegal tại đây.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Xây dựng sửa đổi 2020
-
Nghị định 10/2021/NĐ-CP