Các quy định về hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được doanh nghiệp nắm bắt kỹ để đảm bảo lợi ích của chính mình.
Qua các quy định của pháp luật hiện hành, EPLegal xin đưa ra một số hỗ trợ nổi bật cho doanh nghiệp. Cụ thể:
Thực hiện hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đối với việc tiếp cận tín dụng
Tại quy định này, Nhà nước đã hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cũng như biện pháp phù hợp khác.
Các cơ quan, tổ chức cũng hỗ trợ xây dựng về phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp đó nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với tín dụng.
Đối với quỹ bảo lãnh tín dụng
Doanh nghiệp có thể bảo lãnh tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc dựa vào xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đó.
Nhà nước quy định quỹ bảo lãnh tín dụng phải được thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Nghiêm cấm từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp đã thỏa mãn được các điều kiện.
Hỗ trợ về thuế, kế toán
Đối với doanh nghiệp này sẽ được áp dụng các thủ tục, mức giá về thuế hay chế độ kế toán đơn giản hơn, thấp hơn theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ về mặt bằng sản xuất
HĐND cấp tỉnh sẽ đưa ra các quyết định phù hợp từ đó hỗ trợ về giá thuê cho doanh nghiệp này. Thời gian quy định tối đa là 05 năm được tính từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.
Việc hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua bù giá cho nhà đầu tư.
Doanh nghiệp được tạo điều kiện hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật, ươm tạo và khu làm việc chung, mở rộng thị trường
Ở quy định hỗ trợ này, doanh nghiệp sẽ được miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại pháp luật.
Thêm vào đó, việc miễn giảm thuế này của doanh nghiệp sẽ chỉ trong một thời hạn nhất định mà Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định.
Theo thống kê, tại Việt Nam loại hình doanh nghiệp này chiếm 80% thực hiện tổ chức đầu tư, kinh doanh phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp đó khi tham gia cung ứng chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam sẽ được hưởng các hỗ trợ trên.
Nhà nước cung cấp thông tin, hỗ trợ về mặt pháp lý
Các thông tin được các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh hay tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin liên quan đến các hỗ trợ trên. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể được cung cấp thông tin khác nếu nhu cầu đó phù hợp với quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ được miễn, giảm các chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ thuộc mạng lưới tư vấn viên.
Các doanh nghiệp này còn được hưởng sự hỗ trợ về pháp lý trong việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến bồi dưỡng tri thức về pháp luật cũng được xây dựng và tổ chức mạnh mẽ.
Tạo điều kiện cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp này phát triển
Các khóa đào tạo mà có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sẽ được giảm hoặc miễn cho các doanh nghiệp. Các khóa đào tạo này sẽ đào tạo về khởi sự kinh doanh, quản trị hay đào tạo nghề cho những lao động làm việc tại doanh nghiệp này.
Để tiếp cận được nhiều hơn, Nhà nước cũng sử dụng phương tiện truyền thông, đào tạo trực tuyến để nâng cao trình độ, hỗ trợ hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp.
Có thể thấy, Nhà nước đang thực hiện khá nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thúc đẩy sự phát triển về nền kinh tế. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các vấn đề này để từ đó có thể phát triển hơn. EPLegal đã đồng hành, hỗ trợ cho rất nhiều từ những doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, nắm bắt đầy đủ các chính sách, quy định. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn hỗ trợ, hãy liên hệ với EPLegal tại đây.