BẢN TIN EPLegal

Dịch Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại? 

By

Các hợp đồng thương mại vẫn được ký kết, tuy nhiên chủ thể tham gia ký kết cần xác định rõ COVID có phải “Sự kiện bất khả kháng” hay không.

Quy định về “Sự kiện bất khả kháng” trong Bộ luật Dân sự 2015

Tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 đã có định nghĩa rõ về sự kiện bất khả kháng là một sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước cũng như không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp có thể trong khả năng cho phép.

Về các yếu tố cấu thành của sự kiện này, BLDS 2015 quy định:

  Sự kiện xảy ra một cách khách quan

  Các chủ thể tham gia không thể lường trước được

  Không có cách nào để khắc phục mặc dù đã cố gắng áp dụng mọi biện pháp trong khả năng.

Ngoài những yếu tố trên, Khoản 2 Điều 315 BLDS 2015 đã quy định về hệ quả pháp lý để xác định rõ được trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia ký kết: Bên ảnh hưởng khi không thực hiện được đúng nghĩa vụ đã quy định tại hợp đồng sẽ cần xét đến trong việc xác định xem sự việc đó có được coi là bất khả kháng hay không, tùy từng trường hợp cụ thể.

hop-dong-thuong-mai
hop-dong-thuong-mai

COVID-19 có là “Sự kiện bất khả kháng”?

Trường hợp 1, nếu hai bên ký kết vào thời điểm COVID-19 chưa xuất hiện

Ở trường hợp này, khi dịch bệnh có khuynh hướng phức tạp và nguy cơ lây nhiễm cao. Điều này khiến một trong các bên hoặc các bên đều không thực hiện được nghĩa vụ, công việc mình đã ký kết trong hợp đồng thì đây sẽ là sự kiện bất khả kháng. Hai bên cần có thỏa thuận.

Tại thời điểm giao kết hợp đồng, dịch bệnh chưa xuất hiện xét theo một cách bình thường thì các bên cung không thể lường trước được là sẽ có dịch bệnh. Xét trong trường hợp này đều thoả mãn các yếu tố cấu thành để xác định một sự kiện là “Sự kiện bất khả kháng”.

Trường hợp 2, các bên ký kết trong khoảng thời gian dịch bệnh

Tuy nhiên, dịch bệnh có khuynh hướng giảm chứ không chấm dứt hoàn toàn. Điều này các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có thể nắm bắt được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nên sự kiện xảy ra các chủ thể cũng có thể lường trước được. Vì thế, trong trường hợp này không thể coi COVID-19 là sự kiện bất khả kháng.

Các bên tham gia ký kết có thể áp dụng Điều 420 của Bộ luật quy định để giải quyết.

hop-dong-thuong-mai
hop-dong-thuong-mai

Khi ký kết hợp đồng thương mại, cần làm gì để đề phòng rủi ro

Do “Sự kiện bất khả kháng” yêu cầu nhiều yếu tố để cấu thành nên nó nên khi ký kết hợp đồng các bên cần lưu ý xây dựng thêm điều khoản quy định các trường hợp nào thì được coi là “Sự kiện bất khả kháng”. Cần quy định luôn cả hậu quả đi kèm cũng như nghĩa vụ của các bên khi xảy ra.

Như vậy, việc nắm rõ các quy định, xác định cụ thể trong từng trường hợp. Hợp đồng xây dựng nên để ràng buộc về quyền và nghĩa vụ, là công cụ để đưa ra khi có tranh chấp. Chính vì vậy việc quy định rõ ràng cụ thể để đảm bảo quyền lợi của mình khi có “Sự kiện bất khả kháng” giúp cho bên nghĩa vụ không phải bồi thường. Quy định của pháp luật hiện nay đã được thay đổi rất nhiều đòi hỏi quý khách hàng phải có một sự hiểu biết nhất định, có một đội ngũ giàu kinh nghiệm hỗ trợ về mặt pháp lý và EP Legal chính là sự lựa chọn mang đến lợi ích cao nhất dành cho quý khách hàng, hãy liên hệ với EP Legal qua website để được hỗ trợ tư vấn.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ luật Dân sự 2015