BẢN TIN EPLegal

Khi ký kết hợp đồng thương mại cần lưu ý gì?

By

Việc không tìm hiểu kỹ về ký kết hợp đồng thương mại rất dễ khiến các chủ thể tham gia khó khăn trong việc thực hiện và dễ xảy ra tranh chấp.

Hợp đồng thương mại là biểu hiện cho sự thoả thuận của các bên tham gia. Nó nhằm xác lập, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. Hợp đồng có một vai trò quan trọng trong quá trình các bên thực hiện hoạt động kinh doanh.

Bài viết này, EPLegal sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng nhất mà chủ thể tham gia cần nắm được.

Trước khi đàm phán nên soạn Dự thảo ký kết hợp đồng thương mại

Dự thảo hợp đồng này nhằm mục đích văn bản hoá những quyền lợi, điều khoản mà mình muốn cũng như dự liệu trước những điều khoản mà đối tác đưa ra. Quá trình để chuẩn bị trước tránh được những thiếu sót sơ hở. Nếu sau khi đàm phán mới thực hiện soạn thảo hợp đồng sẽ gây ra nhiều sai sót. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng là rất cần thiết đặc biệt là đối với những thương vụ lớn.

Hợp đồng thương mại được xây dựng dựa vào ý chí của các bên, xét theo từng điều kiện, hoàn cảnh và thời điểm khác nhau. Các bên cần xem xét sao cho phù hợp với ý muốn của mình nhất, không nên phụ thuộc vào mẫu sẵn có.

Nếu ký kết hợp đồng có tính chất nước ngoài. Cá nhân, tổ chức ngoài để ý đến pháp luật Việt Nam còn cần chú ý đến quy định tại nước đối tác. Các vấn đề về Công ước quốc tế và Tập quán quốc tế cũng cần lưu ý rõ ràng khi soạn thảo.

ky-ket-hop-dong-thuong-mai
ky-ket-hop-dong-thuong-mai

Hình thức của hợp đồng thương mại

Hợp đồng được quy định có thể thể hiện bằng lời nói hoặc văn bản hay hình thức pháp lý có giá trị tương đương. Quý khách hàng nên thực hiện dưới dạng văn bản do tính minh bạch và rõ ràng của nó. Hình thức xác định chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi các bên.

Chủ thể thực hiện việc giao kết hợp đồng

Pháp luật quy định về chủ thể thực hiện có thể là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, cần lưu ý người đại diện theo uỷ quyền sẽ phải có giấy uỷ quyền. Cần nắm rõ các nội dung trong giấy uỷ quyền, nếu giao kết hợp đồng với người không đúng hợp đồng thì hợp đồng đó có thể bị vô hiệu. Nội dung cần được xem xét kỹ như: phạm vi uỷ quyền, thời hạn và đóng dấu trên giấy uỷ quyền,…

ky-ket-hop-dong-thuong-mai
ky-ket-hop-dong-thuong-mai

Các điều khoản cần chú ý trong hợp đồng

Cần chú ý tới hiệu lực, các điều khoản về phạt khi vi phạm hợp đồng, điều khoản liên quan.

Việc xác định hiệu lực nó để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Tuỳ vào từng loại mà hợp đồng có hiệu lực tại các thời điểm khác nhau.

Khi một bên vi phạm hợp đồng sẽ giới hạn tỷ lệ phạt là 8% phần nghĩa vụ vi phạm. Các bên không được nhầm lẫn giữa phần nghĩa vụ vi phạm với giá trị hợp đồng.

Các bên cũng cần lựa chọn ra phương thức để giải quyết nếu có xảy ra tranh chấp. Cần có sự tính toán, lựa chọn sao cho phù hợp và mang về lợi ích cho các bên. Thông thường các bên thường lựa chọn hình thức giải quyết thông qua Tòa án hoặc trọng tài thương mại. Đặc biệt là trong hợp đồng ngoại thương thì thường ưu tiên Trọng tài thương mại hơn bởi tính mềm dẻo, thuận tiện của nó.

Ngoài các chủ ý trên, các chủ tham gia cũng cần chú ý về mặt ngôn ngữ của hợp đồng, việc thực hiện hợp đồng và năng lực thực hiện hợp đồng tránh những rủi ro về mặt pháp lý không đáng có.

Các tranh chấp xảy ra khi ký kết hợp đồng hiện nay là rất nhiều. Các bên cần bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng các nắm rõ các quy định, những lưu ý liên quan. Để được hỗ trợ, tư vấn kỹ càng hơn hãy liên hệ với EPLegal. EPLegal rất hân hạnh khi trở thành người bạn đồng hành pháp lý cùng quý khách hàng.

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Thương mại 2005