BẢN TIN EPLegal

Toàn thế giới đối mặt với khủng hoảng năng lượng

By

Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng tồi tệ hơn là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới trong đại dịch COVID-19. Giá xăng dầu tăng mạnh, giá than cũng tăng và chưa có dấu hiện ngừng lại. Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở khắp nơi từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Đây được dự báo chính là nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng năng lượng “chưa từng có”

Dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng này rõ nét nhất tại châu Á chính là Trung Quốc. Đất nước này đã phải thực hiện cắt điện luân phiên. Tình trạng cũng không khá hơn khi Ấn Độ đang ráo riết tìm kiếm nguồn than.

Tại châu Âu, giá khí đốt thiên nhiên đã lên tới 230 USD/thùng. Giá khí đốt được cho biết đã tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Đông Á, khí đốt thiên nhiên cũng tăng giá lên đến 85% kể từ đầu tháng 9. Mức giá này vẫn được nhận định là thấp hơn so với Mỹ. Được biết tại Mỹ giá khí đốt thiên nhiên đã tăng 47% từ đầu tháng 8.

Các chuyên gia nhận định: “Hiện tượng giá năng lượng tại châu Âu tăng vọt như hiện nay rất đặc biệt. Từ trước đến giờ, chưa từng có tiền lệ giá năng lượng tăng cao và nhanh như vậy.”.

Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra khi các quốc gia trên thế giới đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế. Những lo ngại toàn cầu về nguồn cung ứng năng lượng của thị trường dầu thô, khí đốt tự nhiên, than đá. Dự báo rằng giá dầu sẽ vẫn còn tăng cao, các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng này.

Dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng này rõ nét nhất tại châu Á chính là Trung Quốc
Dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng này rõ nét nhất tại châu Á chính là Trung Quốc

Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng?

Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra do thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên bất thường; nhu cầu người dân tăng đột biến. Trước thềm mùa đông, các nước hiện đang cần thêm nhiên liệu để sưởi ấm, năng lượng là thứ cần thiết không thể thiếu. Do nhu cầu tăng mạnh và đúng vào thời điểm các nước tại châu Âu cần tích trữ khí đốt để phục vụ cho mùa đông.

Các nguồn năng lượng đang không đáp ứng kịp so với tốc độ phục hồi của nhu cầu. Việc này dẫn tới chi phí, công việc sản xuất hay giá cả cũng đều tăng cao.

Nga – nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn châu lục cũng đang hạn chế cung cấp sang châu Âu. Nga cũng đang có các vấn đề khi lượng khí đốt tồn kho cũng đang ở mức thấp. Việc hạn chế cung ứng nhằm đảm bảo cho việc làm đầy dự trữ khí đốt của nước này.

Tại Anh, tình trạng khan hiếm về dầu xuất phát chủ yếu từ việc thiếu tài xế lái xe chở xăng dầu sau Brexit. Nguyên nhân này cũng đang xảy ra tương tự với các nước tại châu Âu và châu Á.

Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra do thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên bất thường
Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra do thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên bất thường

Nền kinh tế toàn cầu đang bị đe doạ do khủng hoảng năng lượng

Việc xăng dầu tăng giá dẫn đến sự ảnh hưởng cho đại đa số người dân. Khả năng cạnh tranh bị suy yếu và tình trạng lạm phát có thể diễn ra. Vấn đề này đặt ra yêu cầu thế giới cần có sự kiểm soát nó, tranh tác động đến sự phục hồi nền kinh tế sau COVID-19.

Cuộc khủng hoảng vì đại dịch COVID chưa qua đi , thế giới đã phải đối mặt với khủng hoảng khác. Điều này khiến cho “khó khăn chồng chất khó khăn”.

Năng lượng được coi là nguồn cung ứng cho nhiều hoạt động kinh tế khác. Việc tăng giá cũng khiến cho chi phí sản xuất tăng cao (điển hình có thể kể đến ngành thép). Tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa do chi phí sản xuất quá lớn.

Hoá đơn chi phí năng lượng tăng cao cũng kéo theo các hệ luỵ khác. Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao cho các hoạt động như vui chơi, mua sắm,…Giá thiết nếu các doanh nghiệp phải giảm hoạt động để tiết kiệm điện thì nền kinh tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại châu Á, các nước đang phải chi trả nhiều tiền cho việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt tự nhiên.

Tình trạng thiếu hụt về năng lượng chính là lời cảnh tỉnh cho thế giới. Thế giới vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc ổn định cũng như phát triển bền vững về năng lượng.

Việc xăng dầu tăng giá dẫn đến sự ảnh hưởng cho đại đa số người dân
Việc xăng dầu tăng giá dẫn đến sự ảnh hưởng cho đại đa số người dân

Kết luận

Như vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng đòi hỏi công dân cần có sự tìm hiểu rõ ràng. Bài viết về tình hình khủng hoảng năng lượng tại các khu vực trong điểm trên thế giới. EPLegal Việt Nam cảm ơn bạn đã lắng đọc!