BẢN TIN EPLegal

Những tranh chấp phổ biến trong mua bán LNG – Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Việt Nam

By

Theo Nghị Quyết số 55/NQ-TW ngày 11/02/2020,  Bộ Chính Trị đã ban hành các tiêu chí để phát triển nhiệt điện khí sử dụng LNG, chú trọng vào đầu tư vào kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ việc nhập khẩu và tiêu thụ LNG. Việc nhập khẩu và sử dụng một nguồn năng lượng mới chắc chắn sẽ đem lại những thách thức về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, rủi ro về mặt pháp lý cũng sẽ là vấn đề mà các nhà nhập khẩu cần đặc biệt lưu ý. Bài viết ngắn này của EPLegal sẽ đánh giá những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu LNG về Việt Nam. 

Những kiểu tranh chấp trong mua bán LNG trên thế giới

Bài viết này xem xét 3 trong số những tranh chấp khá phổ biến. Thậm chí còn trở nên rõ ràng hơn vào năm 2020 dưới sự ảnh hưởng của Covid-19. 

Tranh chấp về giá

Kiểu thứ nhất chính là tranh chấp về giá. Điều này xảy ra khi LNG trên thị trường giao ngay có mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá trong các hợp đồng dài hạn. Khi đó, bên mua của hợp đồng dài hạn sẽ sử dụng điều khoản điều chỉnh giá để không phải chịu thiệt hại. Ở phía ngược lại, nếu giá của thị trường giao ngay tăng đột biến, bên bán cũng sẽ muốn điều chỉnh để đạt lợi nhuận tốt hơn. 

Một ví dụ điển hình là vụ kiện trọng tài ICC giữa Công ty năng lượng Edison của Ý (“Edison”) và Công ty Rasgas của Qatar (“Rasgas”). Trong vụ việc này, Edison đã ký một hợp đồng dài hạn 25 năm để mua LNG từ Rasgas với giá được tính theo giá dầu thô. Với số LNG mua được, Edison sẽ bán lại ở dạng khí cho các bên tiêu thụ.

Tranh chấp xảy ra khi giá dầu tăng đồng thời với sự giảm mạnh của giá khí. Điều này khiến Edison phải chịu lỗ khí bán khí cho các bên tiêu thụ. Với tình cảnh như vậy, Edison đã phải đưa vụ việc lên ICC để yêu cầu được điểu chỉnh lại giá trong hợp đồng dài hạn đã ký. Theo thông tin từ Glabal Arbitration Review, ICC đã ra phán quyết có lợi cho phía Edison. 

Tranh chấp xảy ra khi giá dầu tăng đồng thời với sự giảm mạnh của giá khí
Tranh chấp xảy ra khi giá dầu tăng đồng thời với sự giảm mạnh của giá khí

Liên quan quan tới những sự kiện bất khả kháng

Kiểu tranh chấp thứ hai liên quan quan tới những sự kiện bất khả kháng. Trong năm 2020, Tập đoàn China National Offshore Oil (“CNOOC”) với tư cách là bên nhập khẩu LNG đã tuyên bố về sự kiện bất khả kháng khi Chính phủ Trung Quốc áp đặt các lệnh cách ly và hạn chế đi lại. Tuy nhiên, những nhà cung cấp lớn như Total và Shell đã không đồng ý về tính hợp lệ của những tuyên bố này. 

Một số vụ việc tương tự khác cũng đã xảy ra tại Ấn Độ khi các nhà nhập khẩu thông báo về sự kiện bất khả kháng với lý do lệnh phong tỏa toàn quốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhu cầu nội địa cho khí cũng như sự vận hành của càng nhận LNG.  Mặc dù những thông tin chi tiết hơn không được công khai nhưng cũng có thể suy luận rằng tranh chấp hoàn toàn có thể xảy ra trong một bối cảnh mà sự kiện bất khả kháng khó được chấp nhận từ phía bên còn lại của hợp đồng. 

Tranh chấp về  việc giao hàng thiếu hoặc không giao hàng cũng gây ra nhiều khó khăn cho bên mua

Thứ ba, tranh chấp về  việc giao hàng thiếu hoặc không giao hàng cũng gây ra nhiều khó khăn cho bên mua. Theo một bài báo của OGEL về “Sự thay đổi của Thị trường LNG và Các Hợp đồng”. Kiểu tranh chấp này thường xảy ra khi bên bán của một hợp đồng dài hạn cố tình giao thiếu hoặc không giao LNG. Vì vậy, để bán chính số lượng LNG đó trên thị trường giao ngay với mức giá lời hơn so với giá trong hợp đồng với bên mua.

Trường hợp này có thể coi là một cách giao dịch thiếu uy tín của bên bán. Do đó bên mua sẽ có xu hướng không chấp nhận những khoản bồi thường theo hợp đồng. Mà sẽ kiện ra trọng tài để có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại tối đa.  

Khả năng các nhà nhập khẩu LNG Việt Nam gặp phải những tranh chấp kể trên

Lĩnh vực mua bán LNG vẫn còn là vấn đề mới đối với Việt Nam. Vì vậy, tại thời điểm hiện tại, bài viết này chỉ có thể dự đoán về những rủi ro cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. 

LNG là để cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện.
Mục đích chính của việc nhập khẩu LNG là để cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện.

Mục đích chính của việc nhập khẩu LNG

Hiện nay, mục đích chính của việc nhập khẩu LNG là để cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện. Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh , Nhà máy Nhiệt điện khí Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2  và Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.  Theo của Tạp Chí của Hội Dầu Khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam (“PV GAS”) đang tiến hành đảm bảo các nguồn cung LNG thông qua việc ký kết một số các hợp đồng khung mua bán LNG (“MSA”).

Để đánh giá được mức độ rủi ro của việc xảy ra tranh chấp về giá. Cần hiểu được cách PV GAS tính giá khi bán lại LNG (hoặc khí từ LNG) cho các bên tiêu thụ (các nhà máy nhiệt điện). Tuy nhiên, các điều khoản về giá trong hợp đồng bán khí của PV GAS nhiều khả năng là sẽ không được công bố. Do đó, bài viết này giả định rằng giá bán khí của PV GAS sẽ được tính dựa trên giá nhập khẩu LNG. 

Trong trường hợp này, PV GAS (hoặc một nhà nhập khẩu LNG để bán lại cho nhà máy nhiệt điện) khó có thể bị đặt vào tình trạng chịu lỗ. Tương tự như trường hợp của Edison đã được đề cập ở phần I phía trên. Bất kể giá LNG nhập khẩu có giao động thế nào. Các nhà nhập khẩu cũng có thể thu lại từ bên tiêu thụ với một mức giá có thể sinh lời. 

Thêm vào đó, trong các hợp đồng MSA, LNG được giao dịch qua các đơn hàng giao ngay. Điều này có nghĩa là bên mua không cam kết mua một số lượng LNG nhất định nào cho cả năm. Vì lý do này, ngay cả khi nhà nhập khẩu Việt Nam có phát sinh thiệt hại từ việc giá LNG giao động. Đây cũng chỉ là thiệt hại của một đơn hàng đơn lẻ và không nghiêm trọng như thiệt hại xảy ra cho bên mua của một hợp đồng dài hạn.

Sự kiện bất khả kháng

Về sự kiện bất khả kháng, điều khoản về bất khả kháng trong hợp đồng thường có cách áp dụng tương đối giống nhau và bao gồm hai yếu tố chính là: (1) sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên và (2) sự kiện đó ngăn cản một bên thực hiện nghĩa vụ của mình mặc dù bên đó đã nỗ lực hết sức để khắc phục.

Lúc này, câu hỏi đặt ra là việc chính phủ ban hành các lệnh dẫn tới sự ngừng hoạt động của cảng nhận. Và kho LNG có thể trở thành sự kiện bất khả kháng hay không. Có thể nói rằng, số lượng kho chứa LNG tại Việt Nam đang còn hạn chế. Trong vài năm sắp tới các kho chứa Thị Vải, Mỹ Sơn sẽ được đưa vào hoạt động.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán LNG, nếu hoạt động của các kho này bị gián đoạn vì những lý do ngoài tầm kiểm soát. Các nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ có rất ít lựa chọn thay thế hợp lý. Có thể lấy đó làm cơ sở để thông báo sự kiện bất khả kháng. 

Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu cũng cần được tư vấn rằng sự kiện bất khả kháng. Đây là một vấn đề rất phức tạp để chứng minh. Còn có các yếu tố quan trọng khác cấu thành nên một sự kiện bất khả kháng hợp lệ. Như khoảng thời gian mà sự kiện đó kéo dài hay thông báo của bên bị ảnh hưởng có được thực hiện đúng hay không. 

Đối với rủi ro về bên bán giao thiếu hoặc không giao hàng. Những trường hợp này sẽ khó xảy ra trong lúc những nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn mua LNG theo các đơn hàng giao ngay. Mỗi một đơn hàng sẽ có một điều khoản về giá cùng cách tính toán riêng. Được đàm phán và đồng ý bởi bên mua và bên bán khi ký kết đơn hàng. Trong trường hợp này, sự cam kết của các bên chỉ gói gọn trong một đơn hàng. Điều này sẽ không chịu ảnh hưởng từ sự biến động của giá thị trường. Bên bán cũng sẽ có ít lý do cũng như động cơ để thực hiện các hành vi cố tình không giao hàng như phân tích của OGEL.  

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán LNG, nếu hoạt động của các kho này bị gián đoạn vì những lý do ngoài tầm kiểm soát.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán LNG, nếu hoạt động của các kho này bị gián đoạn vì những lý do ngoài tầm kiểm soát.

Kết luận

Từ những nội dung như trên về 3 kiểu tranh chấp trong LNG. Các nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “thử nghiệm” khá an toàn so với những nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, khi các hợp đồng MSA hết hạn. Các nhà nhập khẩu nhiều khả năng sẽ chuyển sang mua LNG theo các hợp đồng dài hạn nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, việc tích lũy kinh nghiệm từ các MSA, hiểu cách vận hành và thông lệ trên thế giới. Cũng như có được một hợp đồng dài hạn được soạn thảo kỹ lưỡng sẽ là những điểm đặc biệt quan trọng với các nhà nhập khẩu Việt Nam.