Bỏ túi kiến thức về quy định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Hình thức này còn khá mới đối với Việt Nam. Tuy nhiên không phải trong trường hợp, tranh chấp nào cũng có thể áp dụng phương thức này. Hãy cùng EP Legal VN tìm hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam đối với phương thức này.

Khi nào được phép giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?

Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài khi: Các bên có thoả thuận với nhau. Khi các bên thỏa thuận sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp thì Trọng tài sẽ thực hiện. Lưu ý rằng, thỏa thuận này có thể được xác lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Nếu có một bên tham gia là cá nhân đã chết hoặc tuyên mất năng lực hành vi dân sự: Trước đó hai bên đã có thỏa thuận trọng tài thì thoả thuận đó vẫn có hiệu lực. Người thừa kế hay người đại diện theo pháp luật của người nêu trên vẫn phải bắt buộc tuân theo. Tuy nhiên, các bên trước đó đã có thỏa thuận khác thì sẽ tuân theo thỏa thuận của các bên.

Trường hợp nếu bên tham gia là một tổ chức. Nếu tổ chức đó thay đổi về quy mô, tình trạng (chấm dứt hoạt động, bị tuyên bố phá sản, giải thế, hợp nhất. chia, tách, sáp nhập hay tổ chức chuyển đổi hình thức) thì thoả thuận trọng tài trước đó vẫn sẽ có hiệu lực. Tổ chức mới vẫn phải tiếp nhận quyền và nghĩa vụ trước đó. Nếu các bên có thoả thuận khác thì sẽ tuân theo thỏa thuận đó.

Khi nào được phép giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?
Khi nào được phép giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?

Theo đó, trọng tài thương mại sẽ không có thẩm quyền đương nhiên đối với các tranh chấp thương mại. Trọng tài chỉ có thẩm quyền khi các bên có thoả thuận về phương thức giải quyết. Khi các bên có yêu cầu trọng tài giải quyết thì trọng tài có thẩm quyền trong tranh chấp đó. Tuy nhiên, tranh chấp đó cần phải nằm trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Tuỳ từng tranh chấp mà quy định của pháp luật có cho phép lựa chọn trọng tài giải quyết.

Trọng tài và các hình thức tồn tại

Trọng tài hiện nay đang có hai hình thức cơ bản: trọng tài vụ việc và trọng tài thời trực

Tìm hiểu về trọng tài vụ việc

Hình thức này, trọng tài sẽ sẽ các bên có tranh chấp thoả thuận với nhau và thành lập. Khi tranh chấp đó được giải quyết xong thì trọng tài sẽ tan rã. Hình thức này sẽ có các điểm đặc trưng như sau:

  • Được hình thành do các bên tham gia, có tranh chấp và tự chấm dứt khi giải quyết xong.
  • Trọng tài viên sẽ do các bên chỉ định. Trọng tài viên có thể là người của một trung tâm trọng tài hoặc không. Sẽ không có trụ sở, không có bộ máy điều hành hay danh sách trọng tài viên.
  • Về quy tắc tố tụng, trong việc giải quyết các bên có thể tự thoả thuận để xây dựng hay lựa chọn quy tắc của các trung tâm trọng tài khác phù hợp.

Đối với trọng tài thường trực

Trọng tài sẽ được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy riêng và có trụ sở làm việc cách thường xuyên. Tại đây sẽ có danh sách các trọng tài viên của trung tâm. Các trọng tài sẽ phải hoạt động theo điều lệ cũng như quy tắc của trung tâm trọng tài. Hầu hết, các tổ chức trọng tài lớn trên thế giới đều hoạt động theo hình thức này. Có nhiều tên gọi khác nhau đối với hình thức này như: trung tâm trọng tài, viện trọng tài,…

Trọng tài sẽ được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy riêng và có trụ sở làm việc cách thường xuyên.
Trọng tài sẽ được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy riêng và có trụ sở làm việc cách thường xuyên.

Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại đã quy định nguyên tắc này như sau:

Các bên tham gia có sự tự do về ý chí. Do đó, trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên tham gia. Thoả thuận của các bên không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Trong quá trình giải quyết, trọng tài phải xét xử khách quan, vô tư, độc lập, đúng pháp luật. Nguyên tắc là chính là cơ sở đưa ra những phán quyết công tâm nhất. Điều này cũng được ghi nhận tại Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan.

Các bên tham gia đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài cần tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đây được coi là nguyên tắc chung của tố tụng. Tại Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Bộ Luật Tố tụng dân sự cũng quy định rõ điều này.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tiến hành không công khai nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây chính là ưu điểm so với việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án. Điều này giúp cho các bên đảm bảo được bí mật và uy tín của các bên tham gia.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tiến hành không công khai
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tiến hành không công khai

Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm hay nguyên tắc xét xử một lần. Đây là một nguyên tắc đặc trưng của trọng tài, trái với việc quy định xét xử của Toà án. Nguyên tắc này đòi hỏi trọng tài cần có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm giỏi. Trọng tài cần đưa ra phán quyết chính xác để bảo vệ quyền cũng như lợi ích của các bên.

Trên đây là những kiến thức mà Quý khách hàng cần nắm được khi lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp. Với đội ngũ trọng tài của EP Legal VN, Quý khách hàng có thể yên tâm cả về thái độ, trình độ cũng như kinh nghiệm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn, hỗ trợ kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline 24/7

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Trọng tài thương mại 2010
  2. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
  3. Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014