Hiện nay, theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 04 phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp đó. Bốn phương pháp bao gồm: Thương lượng; Hòa giải; Tòa án hoặc Trọng tài. Hãy cùng EP Legal VN tìm hiểu kỹ hơn về 04 phương thức thông qua bài viết này.
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng
Đây là phương thức đơn giản và được các Doanh nghiệp mong muốn hướng tới nhất.
Phương thức này sẽ thực hiện bằng việc các bên có tranh chấp cùng bàn bạc, thỏa thuận với nhau. Thông qua đó các bên tự mình dàn xếp và tháo gỡ những bất đồng phát sinh. Các bên tự giải quyết sẽ lại bỏ tranh chấp mà không cần sự trợ giúp từ bên thứ ba. Như vậy, phương thức này sẽ được giải quyết bằng chính các bên tham gia tranh chấp.
Đáng nói, trong quá trình thương lượng, các bên sẽ không phải chịu sự ràng buộc. Các ràng buộc này là quy định của pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết. Khi lựa chọn phương thức này, các bên sẽ được tự do hơn trong ý chí, cách giải quyết.
Tuy vậy, sau khi các bên thương lượng xong việc thực thi cũng sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện. Kết quả của thương lượng sẽ không bị ràng buộc bắt buộc thực hiện. Do không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo nên các bên sẽ thực thi trên tinh thần tự nguyện.
Giải quyết bằng phương pháp hoà giải
Khác với phương thức trên, khi lựa chọn phương thức này sẽ có bên thứ ba tham gia. Hoà giải viên là người sẽ hỗ trợ, thuyết phục và trung gian để tìm kiếm giải pháp. Các giải pháp đưa ra sao cho phù hợp với các bên nhằm giải quyết tranh chấp.
Hoà giải sẽ mang mục đích là hoá giải, qua đó mà không tạo ra căng thẳng mối quan hệ các bên. Hoà giải cũng sẽ phải giữ bí mật về thông tin các bên, không cung cấp cho bất kỳ ai.
Bên thứ ba đóng vai trò trung gian, đưa ra nhận định, cách giải quyết khách quan nhất. Trong đó, các bên sẽ không phải chịu chi phối bởi các quy định mang tính khuôn mẫu. Khi lựa chọn phương thức này các bên cũng không bị ràng buộc pháp luật về hoà giải.
Cũng giống như phương thức trước đó, kết quả hoà giải cũng được thực hiện bằng sự tự nguyện. Sẽ không có cơ chế nào để đảm bảo cho kết quả được thi hành. Tuỳ vào sự tự nguyện, ý chí các bên mà kết quả hoà giải có được thi hành hay không.
Tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết
Đây là phương pháp đang được khuyến khích hiện nay. Phương thức này sẽ thông qua trọng tài viên để giải quyết tranh chấp. Trọng tài viên sẽ là bên thứ ba độc lập, đưa ra phán quyết trọng tài. Phán quyết này có giá trị chung thẩm yêu cầu các bên tham gia phải thực hiện.
Tuy nhiên, các bên chỉ có thể lựa chọn phương thức này nếu hai bên đã thoả thuận với nhau. Các bên tranh chấp cũng có thể yêu cầu giải quyết bằng phương thức này. Cần nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Cần phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật, điển hình là Luật trọng tài thương mại. Phương thức này cho phép các bên lựa chọn trung tâm, trọng tài, địa điểm giải quyết cũng như pháp luật áp dụng. Đây được coi là việc đảm bảo quyền định đoạt cho các bên.
Ngoài ra, hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ không được công khai, đảm bảo bí mật. Quy định này giúp các bên đảm bảo về bí mật kinh doanh.
Lựa chọn Toà án để giải quyết tranh chấp
Có thể thấy đây là cơ quan giải quyết phổ biến nhất, có tính quyền lực cao nhất. Lúc này, cơ quan xét xử sẽ nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện giải quyết. Theo quy định, trình tự và thủ tục yêu cầu nghiêm ngặt cần nắm rõ khi dùng phương thức này.
Theo đó, Toà án cũng sẽ chỉ giải quyết nếu các bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ thụ lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình.
Phán quyết của Tòa sẽ là bản án. Quyết định của Toà án nhân danh quyền lực của nhà nước. Do vậy quyết định này sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.
Tranh chấp được giải quyết thông qua trình tự, thủ tục của pháp luật liên quan. Nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài khi tranh chấp xảy thì Toà án phải từ chối thụ lý. Tuy nhiên nếu phán quyết của trọng tài là vô hiệu hay không thực hiện được thì Tòa án sẽ thụ lý.
Như vậy, các phương pháp đều có các ưu và nhược điểm riêng. Tùy từng trường hợp, tranh chấp khác nhau mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức phù hợp. Tùy tình hình thực tế cũng như nhu cầu mà EP Legal VN sẽ đưa ra tư vấn phù hợp nhất. Trên đây là thông tin mà EP Legal VN cung cấp tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương thức giải quyết tranh chấp. Để được EP Legal VN tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline.
Cơ sở pháp lý
- Luật Trọng tài thương mại 2010
- Luật Hoà giải ở cơ sở 2013