BẢN TIN EPLegal

Giá dầu Brent dự đoán giảm nếu cung vượt cầu trong quý I/2022

By

Được biết theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế thị trường dầu mỏ tới đây sẽ dư thừa cung khoảng 1,7 triệu thùng/ngày nếu OPEC+ còn tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm sản lượng.

Giá dầu Brent trong thời gian vừa qua

Vào ngày 15/12 vừa qua, dầu thô Brent đang ở mức 73,88 USD/thùng. Tuy nhiên, đến ngày 16/12 dầu thô Brent đã tăng lên hơn 1,5% và có giá 75,28 USD/thùng. Theo đánh giá, giao dịch dầu mỏ vì các tác động tiềm ẩn từ Omicron lên nhu cầu đang có những dấu hiệu dư thừa cung. Đa số các phân tích và dự đoán đều cho rằng cán cân thị trường dầu mỏ sẽ bắt đầu chuyển hướng. Dự đoán trong tháng 12 này sẽ có dấu hiệu dư cung và đặc biệt sang quý tới cung sẽ vượt cầu.

Đầu tuần qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng dự đoán kịch bản về ngành dầu mỏ. Cụ thể, lượng dầu mỏ sẽ vượt qua nhu cầu trong tháng này. Nguồn cung cũng sẽ được thúc đẩy từ Mỹ và những thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu mỏ. Các đồng minh cũng đóng vai trò quan trọng cho diễn biến của quý I/2022.

Giá dầu Brent trong thời gian vừa qua
Giá dầu Brent trong thời gian vừa qua

Nhận định cho tương lai

Cơ quan Năng lượng Quốc tế phát biểu: “Nhiều hoạt động hỗ trợ thị trường hiện nay bị thắt chặt. Tuy nhiên các hoạt động đang được triển khai và nguồn cung dầu mỏ sẽ vượt từ tháng 12.”.

Cũng theo đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đưa ra nhận xét: Nếu tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với đồng minh (Gọi tắt chung là OPEC+) tiếp tục thực hiện việc nới lỏng cũng như cắt giảm sản lượng. Thị trường sắp tới sẽ dư khoảng 1,7 triệu thùng/ngày vào quý I/2022. Con số này có thể sẽ tiếp tục tăng thêm lên tới 2 triệu thùng/ngày vào quý II của năm sau. Kịch bản này sẽ làm cho thị trường dầu mỏ trở nên dễ thở hơn vào năm 2022.

Cơ quan này cho rằng số ca nhiễm Covid-19 tăng cao gần đây cũng là lý do kìm hãm sức phục hồi nhu cầu dầu mỏ ở toàn cầu. Đồng thời, Cơ quan này cũng có động thái điều chỉnh. Cụ thể, trong dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đã giảm 100.000 thùng/ngày với năm 2021 và 2022. Riêng với năm 2021, họ ước tính nhu cầu dầu mỏ tăng khoảng 5,4 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Dự đoán sẽ tăng thêm 3,3 triệu thùng/ngày năm 2022. Với dự tính trên, c. Con số trên hy vọng tình hình dầu mỏ sẽ trở về như trạng thái trước khi dịch.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế hy vọng có thể trở lại mức 99,5 triệu thùng/ngày.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế hy vọng có thể trở lại mức 99,5 triệu thùng/ngày.

Xăng dầu trong bối cảnh dịch bệnh

Với sự ra đời của biến thế mới Omicron, biến thể hiện đã lan tới khoảng 80 quốc gia. Theo Tổ chức Y tế Thới giới, thời điểm hiện tại có thể biến thể này đã lan rộng. Biến thể mới này cho thấy lây lan với tốc độ chưa từng thấy từ những biến thể trước đó.

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và OPEC+ cho biết cuộc họp dự kiến vào ngày 04/01 có thể sẽ đẩy sớm lên. Tùy thuộc vào biến động nhu cầu năng lượng, tổ chức này sẽ lên kế hoạch để xem xét bổ sung. Kế hoạch bổ sung lên đến 400.000 thùng dầu/ngày cho nguồn cung từ tháng 01/2022.

Nhu cầu được dự đoán sẽ tăng trở lại nếu có nước mở cửa biên giới. Hiện nay, nhu cầu đang được hỗ trợ khi chính phủ các nước tăng chi tiêu. Việc này vừa để phục hồi kinh tế vừa nhằm chuyển dịch năng lượng. Đây cũng là nhu cầu nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại các quốc gia.

Xăng dầu trong bối cảnh dịch bệnh
Xăng dầu trong bối cảnh dịch bệnh

Như vậy, những dự đoán trên một phần lớn sẽ dựa vào tình hình kinh tế, đại dịch Covid. Ngành xăng dầu, năng lượng được coi là ảnh hưởng nặng từ đại dịch Covid. Cần nắm bắt rõ những sự kiện xung quanh gây ảnh hưởng tới ngành xăng dầu, năng lượng để hiểu được sự thay đổi cũng như xu hướng của nó. Hãy tiếp tục theo dõi tin tức từ EP Legal để cập nhật các tin tức mới nhất liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn, giải đáp hãy liên hệ với EP Legal qua website hoặc hotline.